Bà bầu khó thở 3 tháng cuối

Bà bầu bị khó thở phải làm sao là một trong các câu hỏi được không ít các thai phụ quan tâm, nhất là khi mang thai 3 tháng cuối. Tình trạng khó thở trong thai kỳ sẽ khiến thai phụ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, và lo sợ nhiều đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Vậy bà bị khó thở có là biểu hiện cảnh báo sức khỏe của thai phụ đang gặp nguy hiểm?

Bà bầu khó thở 3 tháng cuối Bà bầu khó thở 3 tháng cuối

Tại sao bà bầu lại khó thở ở 3 tháng cuối?

Sự phát triển của tử cung để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Khi tử cung càng lớn, nó sẽ ép ngược lại phía dưới cơ hoành của người mẹ. Cơ hoành là một cơ quan giúp đưa không khí vào phổi. Một khi bị tử cung chèn ép thì khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên khó thở. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.

Hormone progesterone bắt đầu gia tăng khi quá trình thai kỳ bắt đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn.

Cơ thể mệt mỏi do thiếu máu với một số biểu hiện: cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, hay chóng mặt, móng tay bị giòn. Khi phát hiện những triệu chứng này, các mẹ nên liên hệ với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kỳ của mình.

vicare.vn-ba-bau-kho-tho-3-thang-cuoi-body-1

Phòng tránh khó thở khi mang thai

Vậy làm sao để phòng tránh chóng mặt khó thở khi mang thai cho mẹ?

Mẹ nên chọn đồ rộng rãi, thoải mái theo từng giai đoạn thai kỳ sao cho phù hợp, đặc biệt là chọn những bộ đồ thoải mái ở vùng ngực, bụng để mẹ cảm thấy dễ chịu nhất.

Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng nhọc, chỉ làm việc với tốc độ vừa phải với sức của mình, không được làm việc với tốc độ nhanh.

Mẹ bầu nên chú ý ngồi thẳng, đứng thẳng lưng, khi ngồi đẩy phần vai về phía sau để dễ thở hơn, đồng thời ngồi thẳng giúp giảm áp lực vào cơ hoành, giảm thiểu tình trạng khó thở ở mẹ.

Cách chăm sóc bà bầu bị khó thở

Theo nghiên cứu của không ít chuyên gia sức khỏe, có đến hơn 50% các bà mẹ mắc phải tình trạng khó thở. Đây không phải là vấn đề nguy hiểm, tuy nhiên nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng.

Nếu bị khó thở do mặc quần áo chật, buồn ngủ, thấy mùi khó chịu thì bạn cần thay đổi thói quen mặc chật không phù hợp với thai phụ. Tuy nhiên, nếu là nguyên nhân khác, các mẹ cần lập tức nghỉ ngay, ngồi sao cho giữ cho vùng lưng được thẳng để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận oxy hoặc đứng tại chỗ cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Tránh cong người lại vì như thế sẽ khiến người mẹ khó thở hơn.

Nếu đang ngủ mà thấy khó thở, bạn có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để hạn chế lực ép của thai nhi chèn lên phổi.

Nếu khó thở kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt... có thể cảnh báo nguy cơ huyết áp thấp ở thai phụ. Hoặc đối với những người có tiền sử mắc các bệnh như: hen suyễn, tăng huyết áp,... thì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Lúc đó các mẹ nên nhanh chóng đi khám để bác sỹ đưa ra lời khuyên kịp thời, hạn chế các biến chứng sau này cho cả hai mẹ con.

vicare.vn-ba-bau-kho-tho-3-thang-cuoi-body-2

Một số bà bầu chia sẻ kinh nghiệm khi bị khó thở trên diễn đàn webtretho

Mẹ có nickname Heosua2010: “Gần đến đích rồi nên mệt mỏi khó thở thế các mẹ àh,các bạn có thể áp dụng những phương pháp sau cho mình đỡ mệt mỏi ở cuối thai kỳ như sau.Khi nằm trên giường các bạn nên kê thêm gối cao ở phần chân cho mau huyết lưu thông,tập hít thở,các bạn có thể tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu.Lúc mình có bầu đã áp dụng và cảm thấy rất hiệu quả,các bạn thử xem nhe.”

Mẹ 1st_template: “những tuần cuối còn mệt nữa bạn ạ. Ngồi ăn mà cũng thở dốc nhưng mình cũng chẳng biết làm sao cho đỡ, chỉ có thay phiên: nằm, ngồi, đi lại vài bước, nằm, ngồi...

Bs mình bảo quan niệm đi nhiều cho dễ đẻ là sai lầm, ko phải ai cũng tuỳ tiện đi lại đc đâu.Mình thì doạ sinh non nên chủ yếu ngồi và nằm thôi. Mình thấy ăn hoa quả và uống nước nhiều cũng dễ chịu hơn chút.”

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home

Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: HoiBenh Home là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, HoiBenh Home cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

vicare.vn-ba-bau-kho-tho-3-thang-cuoi-body-3

Hiện HoiBenh Home cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệm Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Chứng khó thở, chóng mặt và cảm lạnh trong ba tháng đầu thai kỳ
  • Mang thai lần đầu bị tức ngực khó thở vì sao?