Bà bầu đi xe máy nhiều có gây sảy thai không?

Sảy thai hay hư thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng nhưng nếu biết áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và thận trọng trong các hoạt động thì mẹ bầu sẽ có thai kỳ khỏe mạnh. Như vậy, các mẹ bầu hãy tham khảo những thông tin mà HoiBenh chia sẻ sau đây vì sức khỏe của con yêu nhé.

Bà bầu đi xe máy nhiều có gây sảy thai không? Bà bầu đi xe máy nhiều có gây sảy thai không?

Sảy thai hay hư thai là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng nhưng nếu biết áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học và thận trọng trong các hoạt động thì mẹ bầu sẽ có thai kỳ khỏe mạnh. Như vậy, các mẹ bầu hãy tham khảo những thông tin mà HoiBenh chia sẻ dưới đây vì sức khỏe của con yêu nhé.

Bà bầu đi xe máy nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Việc ở nhà suốt 9 tháng 10 ngày chưa hẳn đã tốt mà còn là một stress (căng thẳng thần kinh) với thai phụ. Nhưng đi lại quá nhiều, hoạt động quá nặng cũng không tốt cho các mẹ bầu.

Theo các chuyên gia, ngay cả với người bình thường, việc điều khiển xe máy đã nguy hiểm hơn đi xe đạp và cả ôtô. Với phụ nữ có thai sẽ rất nguy hiểm khi đi xe máy vì bụng to khó có thể giữ thăng bằng.

Thông thường các bà bầu dễ có tâm trạng căng thẳng, lo lắng khi lái xe. Sự thay đổi về tâm trạng rất không có lợi cho thai nhi. Vì vậy, trong thời gian mang bầu, hãy cố gắng ít lái xe hoặc tránh lái xe và ngồi xe trong thời gian dài. Nếu nhất định phải lái, cần hết sức cẩn thận và chú ý để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Khi lái xe máy, bà bầu luôn ngồi thẳng và ít được hoạt động, điều đó sẽ khiến cho xương chậu và tử cung bị chèn ép làm cho máu lưu thông không thuận, dễ gây nguy cơ thai chết trong tử cung. Ngoài ra, lúc lái xe, bà bầu còn dễ có biểu hiện ốm nghén như buồn ngủ, buồn nôn, kém tập trung, phản ứng cũng trở nên chậm chạp và dễ gây tai nạn.

vicare.vn-ba-bau-di-xe-may-nhieu-co-gay-say-thai-khong-body-1

Vào thời kỳ cuối mang bầu bụng đã rất to, động tác và phản ứng đều không được linh hoạt. Lúc này nếu bị tai nạn kể cả nhẹ thì mức độ thương tổn đều tăng cao so với bình thường. Khi phanh xe, bánh lái dễ va vào bụng khiến bụng bầu bị thương và có thể làm nhau bong non. Khi thai lớn đến mức độ nhất định sẽ chèn ép thần kinh xương hông và chân bà bầu có lúc sẽ bị chuột rút.

Vì vậy, khuyến nghị bà bầu không nên lái xe trước và sau 3 tháng mang bầu. Nếu thai phụ muốn di chuyển đường dài hay đi du lịch thì không nên đi xe máy mà thay vào đó nên sử dụng phương tiện ô tô, tàu hỏa hay máy bay để hạn chế rủi ro và đảm bảo cho cả mẹ và con.

Những lưu ý khi di chuyển phương tiện giao thông cho phụ nữ có thai

  • Thắt dây an toàn đúng cách, đây là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo an toàn không chỉ cho phụ nữ mang thai mà tất cả mọi người nói chung khi lái xe. Nhưng đối với phụ nữ mang thai, khi thắt dây đai lưng nên vòng xuống bên dưới bụng càng thấp càng tốt và tốt nhất là ngang với vị trí xương hông. Dây đeo chéo nên di chuyển về một bên dọc phần hông để tránh trường hợp dây có thể băng ngang bụng ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Túi khí và đai an toàn đã được chứng minh là có hiệu quả rõ rệt giúp mẹ đảm bảo an toàn hơn khi ngồi trong xe. Những bà mẹ trẻ nên ngồi thẳng lưng và giữ khoảng cách ít nhất 40cm từ bụng đến túi khí. Nên chú ý là cố gắng sử dụng loại xe có túi khí ở cả phía trước và hai bên, em bé sẽ luôn được an toàn nếu xảy ra va chạm mạnh.
  • Chỉnh gương xe cho phù hợp để thuận tầm nhìn và chân vẫn với được tới phanh và côn của xe để đảm bảo khi bạn nhìn đường qua gương vẫn có thể điều khiển xe tốt nhất. Bạn có thể mua bộ phanh phụ để đảm bảo tránh tai nạn, an toàn hơn khi điều khiển xe.
  • Bà bầu nên chọn loại xe thấp và khi vào số không nên dùng quá nhiều lực ở phần lưng.
  • Lái xe chậm, không giận giữ. Kể cả bà bầu có nhiều kinh niệm lái xe nhưng khi ở trên đường cũng cần chú ý giữ tâm trạng bình tĩnh, không tức giận và thao tác ổn định để luôn đảm bảo cho thai nhi không bị dao động và lắc lư mạnh, đồng thời tránh tinh thần căn thẳng và tai nạn giao thông.
  • Các bà bầu nên tránh lái xe và ngồi xe quá lâu. Trên tuyến đường dài, xe chạy gập ghềnh, lắc lư và nhiều điểm vòng hay đèo nguy hiểm có khả năng gây sảy thai hoặc vỡ nước ối.
vicare.vn-ba-bau-di-xe-may-nhieu-co-gay-say-thai-khong-body-2

  • Ngoài ra, một số bà bầu bị sưng phù ở chân dưới, thì việc ngồi trên xe trong thời gian dài sẽ khiến cho tuần hoàn máu lưu thông kém. Tốt nhất bà bầu nên đứng dậy đi lại sau 1 tiếng ngồi trên xe để thư giãn gân cốt, nghỉ ngơi lấy lại sức rồi mới đi. Nếu trên xe có người, cố gắng không nói chuyện với bà bầu để tránh phân tán sự chú ý, tập trung của bà bầu. Trên xe cũng nên mở một đĩa nhạc nhẹ nhàng, thư giãn để bà bầu giữ được tâm trạng ổn định.
  • Đi giày thoải mái khi lái xe và tránh đi giày cao gót hoặc ngồi quá lâu trên xe dễ gây phù thũng.
  • Nếu lỡ không may xảy ra tai nan giao thông, kể cả tai nạn nhỏ không ảnh hưởng gì nhưng cũng cần đến viện khám lại để tránh điều xấu nhất xảy ra.

Những thông tin và lưu ý mà HoiBenh chia sẻ trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho các bà bầu trong việc chăm sóc sức khỏe, bảo vệ thai nhi phát triển toàn diện và chào đời khỏe mạnh.