Bà bầu có nên ăn quả nhót và quả sấu không?
Nhót và sấu là 2 loại quả vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc vừa dễ sử dụng. Đặc biệt quả sấu còn có thể dùng để chế biến những món ăn dinh dưỡng cho gia đình. Ngoài ra đây còn là những loại quả yêu thích của các bà bầu mang thai, tuy nhiên phần lớn chị em thắc mắc rằng không biết có nên ăn các quả này hay không?
Bà bầu có nên ăn quả nhót và quả sấu không?
Nhót và sấu, loại quả quen thuộc và phổ biến
Cả quả nhót và quả sấu là 2 loại quả được biết đến khá nhiều ở miền Bắc nước ta, là những món ăn yêu thích của bà bầu mang thai.
Trong quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm. Không chỉ vậy, quả nhót xanh còn có thể sử dụng để làm thuốc, bằng cách phơi hoặc sấy khô, tích trữ dùng dần. Với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe người dùng, thì quả nhót rất được lòng người dân Việt.
Bởi theo Y học cổ truyền, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Ngoài ra lá nhót có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm. Đặc biệt trên những thí nghiệm dành cho động vật, thì lá nhót còn có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính; làm tăng cường sức co bóp của tử cung.
Còn về quả sấu theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm... Nên được sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa...
Qủa sấu chín chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng, bao gồm: 80% nước, 1% acix hữu cơ, 1,3% protid, 8,2% glucid, 2,7% cellulose, 0,8% tro, 100mg% calcium, 44mg% phosphor, với sắt và 3mg% vitamin C, rất hữu ích cho người sử dụng. Qủa sấu có thể được linh động sử dụng khi chế biến thành thực phẩm dinh dưỡng, dùng làm sấu ngâm pha nước uống, làm ô mai...
Bà bầu mang thai ăn quả nhót có được không?
Những đặc trưng và công dụng mang lại từ quả nhót vẫn đảm bảo được sức khỏe của mẹ bầu nếu như mẹ sử dụng trong quá trình mang thai đúng cách.
Vào mùa nhót chín, các mẹ bầu thường không cưỡng lại được hương vị chua chua, ngọt ngọt của loại quả xứ Bắc này, việc ăn một lần hết cả túi nhót là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, bà bầu mang thai cũng cần phải lưu ý, dù ăn bất kỳ loại quả nào cũng đều ăn đúng và ăn vừa phải. Hiện tại thì không có bất cứ một khuyến cáo nào cho rằng mẹ bầu ăn loại quả này là có hại, để an toàn các mẹ có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ để có thể an tâm hơn trước khi sử dụng.
Khi ăn nhót các mẹ bầu cũng cần phải lưu ý quả nhót càng chín, bụi phấn bám đậu bên ngoài càng mỏng và dễ chà. Khi ăn nếu không muốn bóc vỏ, các mẹ nên cạo sạch lớp bụi phấn này đi.
Ngoài ra, do nhót có vị chua, chát, nên mẹ không được ăn khi đói, tránh gây kích ứng dạ dày. Sau bữa cơm từ 1h đến 1h30 phút, các bà bầu mang thai có thể dùng loại quả này.
Vậy mẹ bầu có thể ăn quả sấu?
Quả sấu không chỉ có tác dụng rất tốt cho mẹ bầu trong việc làm mát cơ thể, vào những ngày thời tiết thay đổi. Mà nếu mẹ sử dụng quả sấu làm thuốc thì còn có thể trị nhiệt miệng, giải khát, trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau...
Như đã nói trong quả sấu có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất, cực hiệu quả và an toàn cho bà bầu mang thai.
Thường quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát...Vì vậy bà bầu trong thời kỳ mang thai có thể uống nước sấu ngâm để giảm buồn nôn do ốm nghén đồng thời cũng ngăn ngừa một số bệnh khác giúp thai nhi khỏe mạnh.
Lưu ý chung khi ăn 2 loại quả này
Không chỉ riêng sấu và nhót mà tất cả những loại trái cây đòi hỏi bà bầu mang thai phải biết sử dụng đúng cách.
Về quả sấu, đây là loại quả vừa có giá trị dinh dưỡng cao khi dùng để chế biến món ăn, vừa mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng để làm nước sấu dầm.
Tuy nhiên, đối với bà bầu mang thai khi sử dụng nước sấu dầm chỉ nên dùng với một số lượng vừa đủ, không lạm dụng vì sẽ “phản pháo” lại hiệu quả vốn dĩ tốt của loại quả này. Sử dụng nhiều nước sấu sẽ làm lượng đường trong máu tăng.
Điều này ảnh hưởng đến việc hoạt động của tụy, vì cơ quan này phải làm việc nhiều hơn để giải phóng insulin, điều chỉnh lượng đường huyết sao cho phù hợp. Các mẹ cũng lưu ý là nên mua và lựa chọn những loại quả tươi, ngon, an toàn. Trước khi sử dụng phải rửa sạch, ngâm nước muối để đảm bảo.
Còn khi dùng quả nhót, như đã nói cần phải rửa sạch hoặc dùng dao cạo rữa đi lớp bụi phấn bám bên ngoài. Tốt nhất là bà bầu mang thai nên ăn loại quả này sau ít nhất là 30 phút sau khi ăn cơm. Quả nhót có vị chua, nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm cho mẹ bầu nhanh đói và cũng không tốt cho dạ dày.