Áp xe phổi có lây không?

Áp xe phổi là bệnh viêm nhiễm cấp tính nên mọi người thường rất lo lắng và tự đặt câu hỏi xem bệnh này có lây hay không. Để hiểu thêm về áp xe phổi và nguyên nhân gây nên áp xe phổi hay áp xe phổi lây hay không thì mời các bạn cùng tham khảo thông tin dưới đây của HoiBenh.

Áp xe phổi có lây không? Áp xe phổi có lây không?

Áp xe phổi là bệnh viêm nhiễm cấp tính nên mọi người thường rất lo lắng và tự đặt câu hỏi xem bệnh này có lây hay không. Để hiểu thêm về áp xe phổi và nguyên nhân gây nên áp xe phổi hay áp xe phổi lây hay không thì mời các bạn cùng tham khảo thông tin dưới đây của HoiBenh.

Áp xe phổi là gì?

Áp xe phổi hình thành do viêm nhiễm, hoại tử cấp do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tạo thành ổ mủ trong nhu mô phổi.

Áp xe phổi là ổ mủ trong một vùng phổi hoại tử thành hang cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh có tính chất nội-ngoại khoa, nếu điều trị nội khoa tích cực, đúng và đủ phác đồ mà bệnh không khỏi thì phải phẫu thuật.

Phân loại áp xe phổi dựa vào 3 tiêu chí, đó là:

– Dựa vào thời gian diễn biến của bệnh: Áp xe phổi cấp tính (thời gian diễn biến của bệnh dưới 4-6 tuần) và áp xe phổi mãn tính (thời gian diễn biến kéo dài trên 6 tuần).

– Dựa vào cơ địa của bệnh nhân: Áp xe phổi nguyên phát ( gặp ở bệnh nhân mắc viêm phổi hít phải hoặc ở người bình thường hoàn toàn khoẻ mạnh), áp xe phổi thứ phát (gặp ở người tắc hẹp phế quản do u hoặc dị vật đường thở hoặc ở bệnh nhân giãn phế quản, suy giảm miễn dịch,..)

– Dựa vào căn nguyên vi sinh vật: Áp xe phổi do tụ cầu, áp xe phổi do vi khuẩn kị khí và áp xe phổi do do nấm Aspergillus.

vicare.vn-ap-xe-phoi-co-lay-khong-body-1

Triệu chứng bệnh áp xe phổi

Bệnh thường có biểu hiện qua từng giai đoạn như:

Giai đoạn ổ mủ kín: Bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt trên 39 độ C, đau tức ngực và khó thở.

Giai đoạn ộc mủ: Bệnh nhân đột ngột ho và đau tăng lên. Người bệnh có thể ho ộc ra mủ đặc quánh màu vàng kèm vã mồ hôi, mệt là, sốt, sau đó lại dễ chịu bình thường.

Ai dễ mắc bệnh áp xe phổi

Do ổ áp xe phổi tạo thành khi phổi bị viêm nhiễm, hoại tử bởi vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, ung thư phổi nhiễm,.... Nên những người dễ mắc phải căn bệnh này chủ yếu là: bệnh nhân sau gây mê, thở máy, đặt nội khí quản; người bị chấn thương lồng ngực có dị vật như đất đá, mảnh đạn; bệnh nhân mắc bệnh tai – mũi – họng sau phẫu thuật.

Ngoài ra, người bị giãn phế quản, đáo tháo đường, bệnh phổi mạn tính hoặc nghiện rượu, tiêm chích ma túy, hút thuốc lá, thuốc lào có thể yếu tố nguy cơ cao bị bệnh áp xe phổi.

Áp xe phổi có lây không? Nguyên nhân gây nên bệnh áp xe phổi

Đến nay, áp xe phổi có lây không là điều đang được nghiên cứu. Nhưng vì tính chất là bệnh viêm nhiễm nên nhiều ý kiến cho rằng bệnh này có lây. Và để phòng tránh tốt nhất thì chúng ta cũng không nên bỏ qua những điều này.

Ổ áp-xe phổi tạo thành khi phổi bị viêm nhiễm, hoại tử do các vi khuẩn làm mủ như: tụ cầu vàng, Klebsiella, liên cầu khuẩn nhóm A, trực khuẩn mủ xanh, E.Coli, những cầu khuẩn kỵ khí...; do nấm: Aspergilus, Candida Abicans, Mucor...; và do ký sinh trùng như amíp, sán lá phổi...; do các ổ nhồi máu phổi vì tắc mạch, viêm mạch máu như viêm nút quanh động mạch, bệnh u hạt...; do ung thư bội nhiễm; do kén hơi bội nhiễm; do hoại tử trong bệnh bụi phổi... Bởi vậy, những bệnh nhân bị các bệnh nói trên dễ bị áp-xe phổi.

Mặt khác có các yếu tố nguy cơ gây áp-xe phổi là: người bị chấn thương lồng ngực có dị vật như mảnh đạn, đất đá...; bệnh nhân sau gây mê, đặt nội khí quản, thở máy; sau phẫu thuật chữa bệnh tai-mũi-họng, răng-hàm-mặt; bệnh nhân mắc các bệnh: đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, giãn phế quản, người nghiện rượu, tiêm chích ma túy, nghiện thuốc lá...

vicare.vn-ap-xe-phoi-co-lay-khong-body-2

Áp xe phổi có nguy hiểm không?

Để có thể trả lời câu hỏi “áp xe phổi có nguy hiểm không”, bạn cần biết những biến chứng bệnh có thể xảy ra:

Tràn mủ màng phổi: áp xe phổi chữa trị lâu ngày không khỏi, khi ổ áp xe bị vỡ thông với màng phổi có thể gây ra tràn mủ màng phổi, tràn khí màng phổi nặng, viêm mủ trung thất và viêm mủ màng tim.

Ho có máu: Những cơn ho có máu thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị áp xe phổi, do những mạch máu lớn bị vỡ, nhất là khi ổ áp xe ở gần rốn phổi.

Nhiễm trùng huyết, suy hô hấp nặng: Ổ áp xe bị vỡ vi khuẩn có trong ổ áp xe có thể xâm nhập vào máu gây ra biến chứng nhiễm trùng huyết. Hai biến chứng này có thể dẫn đến tử vong ở người bệnh.

Ngoài ra, áp xe phổi cũng gây xơ phổi, giãn phế quản, thận nhiễm bột hay áp xe não.

Cách phòng ngừa áp xe phổi hiệu quả

Điều trị nội khoa tích cực là dùng kháng sinh sớm, phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở nên với liều cao ngay từ đầu là phương pháp tốt nhất để chữa áp xe phổi. Các phương pháp dẫn lưu ổ áp xe, dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực có thể áp dụng để chữa trị. Tuy nhiên, việc điều trị căn bệnh này rất khó khăn, phức tạp, tốn kém chi phí. Đặc biệt, bệnh dễ gây biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phòng bệnh là rất quan trọng.

Theo các bác sỹ chuyên khoa hô hấp, mỗi người cần có ý thức phòng ngừa bệnh áp xe phổi như sau:

- Luôn giữ vệ sinh răng miệng, mũi và họng thường xuyên nhằm tránh viêm nhiễm từ trên lan xuống phổi.

- Vào mùa lạnh nên mặc nhiều quần áo ấm, nhất là vùng cổ và ngực.

- Tránh các dị vật rơi vào đường thở như hạt cơm hoặc các loại thức ăn khác.

- Điều trị tích cực, đúng chỉ định của bác sỹ chuyên khoa khi nhiễm khuẩn tai-mũi-họng hoặc răng-hàm-mặt.

Qua những phương pháp phòng bệnh áp xe phổi đơn giản trên, hi vọng rằng bạn sẽ áp dụng một cách thường xuyên và đều đặn nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải căn bệnh nan y khó chữa trị này.