5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm

Bên cạnh niềm vui khi có 2 thiên thần nhí đang lớn lên trong bụng, mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý trong quá trình mang thai. Mẹ mang song thai có nguy cơ cao mắc phải những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần phải làm 5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm để có những biện pháp xử lý kịp thời.

5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm 5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm

Bên cạnh niềm vui khi có 2 thiên thần nhí đang lớn lên trong bụng, mẹ bầu cần phải đặc biệt lưu ý trong quá trình mang thai. Mẹ mang song thai có nguy cơ cao mắc phải những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần phải làm 5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm để có những biện pháp xử lý kịp thời.

1. Tại sao xét nghiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mẹ mang thai đôi?

Trong quá trình mang thai nói chung và mang song thai nói riêng, việc siêu âm, xét nghiệm thai kỳ giúp theo dõi sức khỏe, vị trí bào thai, phát hiện sớm các vấn đề bất thường và có cách xử lý đúng và kịp thời.

Nếu mẹ bầu đi siêu âm quá sớm thì có thể không phát hiện được thai đôi. Tuy nhiên, vào tuần thứ 10-14, mẹ đi siêu âm mới biết mình có mang song thai hay không.

Có 2 trường hợp đối với song thai: song thai cùng túi ối hoặc mỗi thai một túi và song thai chia sẻ 1 nhau hoặc mỗi thai một nhau.

Mẹ cần làm những xét nghiệm và siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi

2. 5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm

Xét nghiệm đo độ mờ da gáy

Độ mờ da gáy thường được bác sĩ tiến hành đo vào tuần thứ 11-13 của thai nhi và phụ thuộc và tuổi của mẹ. Làm xét nghiệm Double test sẽ tính toán được nguy cơ mắc hội chứng Down của 2 thai nhi ở giai đoạn sớm của thai kì.

Nếu độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nguy cơ thấp

Nếu độ mờ da gáy > 3mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down và khuyết tật ống thần kinh.

Xét nghiệm Triple test

Xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện các thai có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao. Triple test là xét nghiệm sàng lọc, sử dụng máu của mẹ để phân tích, tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi như: nứt đốt sống cổ, khuyết tật ống thần kinh. Khi làm xét nghiệm này, mẹ bầu cần phải làm thêm 3 xét nghiệm phụ khác là xét nghiệm nội tiết tố khi mang thai để lấy chỉ số hCG; xét nghiệm máu để lấy AFP và xét nghiệm nước tiểu để lấy estriol. Từ 3 chỉ số này có thể tính được nguy cơ mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh.

Xét nghiệm đường huyết

Mẹ bầu cần làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đi khám thai. Thời gian tốt nhất để lấy nước tiểu là giữa quãng, để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu. Nếu kết quả xuất hiện albumin thì khả năng mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc huyết áp cao khi mang thai. Nếu kết quả đường trong nước tiểu dương tính thì nguy cơ mẹ bầu bị tiểu đường thai kì.

Xét nghiệm chỉ số ối AFI

Xét nghiệm này giúp mẹ bầu phát hiện mình có thiếu nước ối hay đa ối khi mang song thai hay không. Khi mang song thai, nguy cơ mẹ bị cạn nước ối khá cao. Kết quả xét nghiệm cho biết lượng nước ối trong bụng mẹ ở mức nào:

Lượng nước ối bình thường : 6-12cm

Dư ối: 12-25cm

Đa ối: >25cm

Thiếu ối: <5cm

Vô ối: <3 cm

Siêu âm 3D/ 4D

Thời điểm mẹ mang song thai nên đi siêu âm là: 20 tuần, 24 tuần, 28 tuần, 32 tuần và sau đó cứ 2 tuần/1 lần siêu âm cho đến tận lúc sinh.

Bác sĩ khuyên mẹ bầu nên siêu âm 3D hoặc 4D để kiểm tra những bất thường của thai nhi để thấy rõ các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi mang song thai các mẹ cần đặc biệt lưu ý trong các vấn đề bổ sung chất dinh dưỡng cũng như thường xuyên khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.