4 thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu mẹ bầu không biết hỏi ai

Những thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu không phải là dư thừa vì khi nhận được những câu trả lời chính xác nhất từ một địa chỉ tin cậy như HoiBenh có thể giúp các mẹ có thêm kiến thức chuẩn bị tâm lý tốt nhất để vượt qua thời kỳ khó khăn khi mang thai và trở thành mẹ bầu hoàn hảo nhất.

4 thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu mẹ bầu không biết hỏi ai 4 thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu mẹ bầu không biết hỏi ai

Khi mang thai, nhất là đối với các chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ chắc hẳn đều rất lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến quá trình sinh con của mình. Những thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu cũng không phải là dư thừa vì khi nhận được những câu trả lời chính xác nhất từ một địa chỉ tin cậy như HoiBenh có thể giúp các mẹ có thêm kiến thức chuẩn bị tâm lý tốt nhất để vượt qua thời kỳ khó khăn khi mang thai và trở thành mẹ bầu hoàn hảo nhất.

Mẹ bầu có thể uống được bao nhiêu ly cà phê/ngày?

Nhiều thai phụ không dám uống cà phê vì sợ cà phê ảnh hưởng đến sảy thai, sinh non...Nếu không thích cà phê, việc kiêng khem này quá dễ dàng không có gì bàn cãi. Song nếu đó là thói quen và vốn yêu thích thức uống mê hoặc này thì thai phụ sẽ khó lòng cưỡng lại được.

Thực tế những nghiên cứu về lượng cà phê tiêu thụ mỗi ngày và mức độ ảnh hưởng lên thai kỳ còn xảy ra nhiều kết quả trái ngược. Một nghiên cứu kết luận dùng lượng caffein hơn 200 mg mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai lên gấp đôi. Nhưng một nghiên cứu khác lại cho rằng cà phê vô can trong chuyện sảy thai.

Do kết quả nghiên cứu còn mâu thuẫn nên không thể đưa ra con số nào cụ thể là mỗi ngày uống bao nhiêu cà phê. Lời khuyên là bạn nên hạn chế uống cà phê bởi

- Cà phê có thể làm bạn khó ngủ, đau đầu nhẹ, buồn nôn...

- Caffeine có tính lợi niệu( tức làm bạn đi tiểu nhiều hơn).

Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế uống trà, nước ngọt có gas, nước tăng lực...
vicare.vn-4-thac-mac-thuong-gap-khi-mang-thai-lan-dau

Có nên chụp X-quang khi mang thai không?

Đây là một trong những thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu sẽ được Bác sĩ Lê Thị Thanh Xuân của trang HoiBenh tư vấn, giải đáp: Trong thời kỳ mang thai không nên chụp X-quang vì tia X-quang có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nếu có chụp thì chỉ trừ trường hợp rất cần thiết. Thay vì chụp bạn có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ bằng cách dùng siêu âm hoặc dùng phương tiện chẩn đoán khác về các bệnh mắc phải.

Vấn đề tiêm phòng khi mang thai

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nguyễn Mai Hương từ trang HoiBenh

Tiêm phòng cho phụ nữ khi mang thai là rất cần thiết để phòng bệnh cho bé sau này. Bạn có thể tham khảo lịch tiêm phòng dưới đây:

- Các mũi tiêm trước khi có thai:

Tiêm phòng Rubella: Thời gian tiên tối thiểu là 3 tháng trước khi mang thai để phòng tránh bệnh Rubella tốt nhất.

Tiêm phòng Viêm gan B để tránh mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm như ung thư gan.

Thủy đậu: Tiêm trước khi mang thai ít nhất 2 tháng.

Tiêm phòng cúm: Nếu có ý định mang thai thì nên tiêm phòng cúm vào thời điểm dịch cúm bùng phát ( thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

- Tiêm phòng vắc-xin uốn ván:

Mũi 1: Nên tiêm trước khi có thai lần đầu tiên hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao.

Mũi 2: Ít nhất là 4 tuần sau mũi 1.

Mũi 3: Ít nhất là 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau.

Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3.

Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4.

Không có một khoảng cách tối đa nào giữa các mũi tiêm uốn ván.
vicare.vn-4-thac-mac-thuong-gap-khi-mang-thai-lan-dau-body-2

Bị đau bụng quanh vùng rốn khi mang thai có phải bị đau dạ dày không?

Một vấn đề nữa cũng nằm trong thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu đó là câu hỏi của bạn giấu tên gửi cho trang HoiBenh là: Tôi đang mang thai tháng thứ 9 nhưng dạo gần đây tôi thường xuyên thấy đau bụng, khó chịu. Liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Vấn đề này được Bác sĩ Đinh Văn Toàn giải đáp như sau:

Trong quá trình mang thai, bạn cần lưu ý nhất là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng cuối thường có thể xuất hiện tình trạng bệnh lý của mẹ, bệnh lý của thai nhi, bệnh lý của phần phụ (nước ối, buồng ối,...) và có thể dẫn tới nhiễm độc thai nghén, đẻ non hoặc thai lưu,...

Trường hợp của bạn là đang mang thai tháng thứ 9, thường xuyên thấy đau bụng, khó chịu. Trước hết cần lưu ý xem nếu chỉ đau bụng nhẹ, khó chịu ít và không có triệu chứng gì khác thường thì chỉ cần nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh lo nghĩ căng thẳng, ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng.... khi đó các triệu chứng này có thể giảm và hết ngay. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau bụng kéo dài, khó chịu ngày càng tăng, hoặc có kèm theo phù, mệt mỏi nhiều, chán ăn,... thì bạn cần phải đến cơ sở y tế để được khám kịp thời tránh nguy cơ tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

Trên đây là 4 thắc mắc thường gặp khi mang thai lần đầu, hy vọng rằng những thông tin bổ ích trên có thể giúp các mẹ bầu phần nào yên tâm hơn trong quá trình mang thai, để bé sinh ra được an toàn, khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện nhất.
>>> Xem thêm: 6 kinh nghiệm "xương máu" cho phụ nữ mang thai lần đầu phải biết