Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải

Khi đi khám bệnh, trong tờ kết quả, chúng ta hay bắt gặp một bảng xét nghiệm gọi là “xét nghiệm các chất điện giải”. Vậy chất điện giải, và ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại xét nghiệm rất quen thuộc này.

Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải

vicare.vn-y-nghia-cua-xet-nghiem-cac-chat-dien-giai-body-1
Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải trong khám chữa bệnh là gì?

1. Chất điện giải là gì?

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải, ta cần biết chất điện giải là gì? Chất điện giải là những khoáng chất và chất dịch mang điện tích. Chúng được tìm thấy trong máu, nước tiểu và các mô cơ thể dưới dạng muối hoà tan. Bình thường, khi cơ thể hoàn toàn khoẻ mạnh, không có vấn đề về bệnh lý thì ở hai bên màng tế bào luôn có sự cân bằng về điện tích. Duy trì sự cân bằng này của chất điện giải sẽ giúp ích cho quá trình trao đổi hóa học, hoạt động cơ và các quá trình khác của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ một vài tác động như co cơ, đổ mồ hôi, vận động nặng, hay các bệnh lý về thận, tim mạch,... cũng có thể phá vỡ sự cân bằng này, khiến cho nồng độ các ion Na+, K+, Cl-, HCO3-,... tăng hoặc giảm so với bình thường. Tình trạng này gọi là rối loạn điện giải.

vicare.vn-y-nghia-cua-xet-nghiem-cac-chat-dien-giai-body-2
Đổ mồ hôi nhiều là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mất cần bằng điện giải

Rối loạn điện giải gây nhiều tác hại đối với cơ thể. Nó khiến cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, nhịp tim tăng giảm thất thường, nôn mửa, co giật và có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, nếu lượng natri (chủ yếu có trong muối) và calci trong cơ thể quá cao sẽ gây hại cho gan và thận. Khi đó, việc định lượng nồng độ các ion điện giải trong cơ thể là rất quan trọng cho việc xác định phương hướng điều trị đối với bệnh nhân bị rối loạn điện giải. Đó là một trong những ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải.

Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải được làm rõ qua các chỉ số trong bảng xét nghiệm chất điện giải. Bảng này bao gồm các xét nghiệm định lượng nồng độ natri (Na+), kali (K+), clo (Cl-) và bicarbonat (HCO3-) hoặc CO2 tổng lượng trong cơ thể người.

  • Nồng độ natri máu bình thường nằm trong khoảng 135 - 145 mmol/L. Khi nồng độ natri máu giảm dưới khoảng cho phép thì có thể dẫn đến giảm khối lượng máu, giảm huyết áp, truỵ tim mạch, làm thiểu niệu gây suy thận, phù não.
  • Nồng độ kali máu bình thường nằm trong khoảng 3,5 - 4,5 mmol/L. Sự tăng và hạ nồng độ kali máu dẫn đến những bất thường trong dẫn truyền tim
  • Nồng độ clo máu bình thường nằm trong khoảng 90 - 110 mmol/L. Những thay đổi của Clo thường đi kèm những thay đổi của Natri.
  • Nồng độ HCO3- máu bình thường là 22 - 26 mmol/L ở động mạch và 19-24 mmol/L ở tĩnh mạch.

Bảng xét nghiệm các chất điện giải thường được chỉ định như là một phần của bộ xét nghiệm thường quy, đôi khi có thể là xét nghiệm riêng biệt giúp hỗ trợ chẩn đoán khi một bệnh nhân có các triệu chứng như phù nề, buồn nôn, lú lẫn, yếu hoặc rối loạn nhịp tim. Sự mất cân bằng điện giải và toan kiềm có thể xuất hiện ở một loạt những bệnh cấp tính hoặc mãn tính.

Ý nghĩa của xét nghiệm chất điện giải là giúp bác sĩ theo dõi điều trị các bệnh lý nhất định như tăng huyết áp, suy tim, gan và thận của người bệnh.

vicare.vn-y-nghia-cua-xet-nghiem-cac-chat-dien-giai-body-3
Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải là giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng hướng cho bệnh nhân

Nồng độ các chất điện giải trong máu phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống, lượng nước trong cơ thể và số lượng các chất điện giải được bài tiết bởi thận. Chúng cũng bị ảnh hưởng bởi các hợp chất như aldosteron (hormon giữ natri và tăng sự mất kali) hay natri peptide niệu (tăng bài tiết natri qua thận).

Một ý nghĩa của xét nghiệm chất điện giải có thể thấy được tiếp theo đó là qua bảng xét nghiệm có thể xác định được những rối loạn trong cơ thể, từ đó có thể xác định được nguyên nhân và phương pháp điều trị thích hợp để khôi phục lại sự cân bằng điện giải trong cơ thể.

3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm điện giải?

Tình trạng rối loạn điện giải trong cơ thể nếu kéo dài sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị, thậm chí có thể gây tử vong. Do vậy, bệnh nhân khi thấy xuất hiện những triệu chứng, biểu hiện ban đầu của rối loạn điện giải như mất nước, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, tim đập chậm hoặc tim đập bất thường, tuần hoàn kém,... thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện làm xét nghiệm. Ý nghĩa của xét nghiệm các chất điện giải sẽ được thể hiện rõ qua các chỉ số trong bảng xét nghiệm. Qua đó có thể giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng rối loạn trong cơ thể bệnh nhân để điều trị kịp thời.

Kết luận

Tóm lại, ý nghĩa của xét nghiệm chất điện giải chính là giúp hỗ trợ chẩn đoán tình trạng bệnh của bệnh nhân được chính xác hơn, qua đó có thể giúp bác sĩ đưa ra được phương án điều trị hợp lý, an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm nội tiết tố
  • Tất tần tật những gì bạn cần biết về xét nghiệm máu
  • Kiểm tra sức khỏe ở đâu phát hiện đúng bệnh, gặp đúng thầy?