Xét nghiệm Zika
khi có các dấu hiệu Sốt nhẹ, đau đầu, đau mắt đỏ, phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, tiêu chảy... cần làm xét nghiệm Zika
Xét nghiệm Zika
Zika là một bệnh truyền nhiễm, lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes. Đến nay bệnh do virus Zika gây nên vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Và việc cần làm, là khi phát hiện và nghi ngờ nhiễm bệnh cần phải thực hiện xét nghiệm Zika nhanh chóng.
Dấu hiệu của người cần xét nghiệm Zika
Zika là bệnh thường hay gặp ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Vì vậy những bệnh nhân khi bị nghi ngờ nhiễm Zika và cần được xét nghiệm Zika kịp thời là những người sẽ có các dấu hiệu bệnh sau đây:
- Sốt nhẹ, đau đầu, nổi ban ngứa, đau mắt đỏ, uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn không đỡ
- Phát ban, viêm kết mạc, mệt mỏi
- Đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau hố mắt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy...
Có thể nói, mặc dù các biểu hiện bệnh của người nhiễm Zika vẫn chưa được xác định chính xác, và có thể nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên để phòng và điều trị bệnh nếu có nguy cơ gặp phải thì khi nghi ngờ nhiễm Zika cần phải làm xét nghiệm Zika nhanh chóng.
Các lưu ý khi làm xét nghiệm Zika
Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.
Còn đối với phụ nữ có thai trên 15 tuần khi đã bị nhiễm virus Zika, thì sẽ được chỉ định chọc ối làm xét nghiệm Zika bằng việc thực hiện các xét nghiệm RT-PCR hoặc lấy máu dây rốn trong vòng 2 ngày sau khi sinh để xét nghiệm huyết thanh. Nếu người mẹ đang trong thời gian bị bệnh, hoặc lấy máu dây rốn xét nghiệm huyết thanh có thể hỗ trợ kịp thời tình trạng nhiễm virus Zika bẩm sinh của thai nhi.
Vậy xét nghiệm Zika ở đâu?
Hiện nay xét nghiệm Zika có thể thực hiện tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương - số 1 Yecxanh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và Viện Pasteur TP.HCM - 167 Pasteur, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Còn trong trường hợp bạn chưa có được thông tin xét nghiệm Zika ở đâu thì có thể đến các cơ sở y tế địa phương để tiến hành khám và được hỗ trợ, hoặc liên hệ số điện thoại đường dây nóng của Bộ Y tế: 0989.671.115 để được tư vấn và hỗ trợ khi bị nghi ngờ nhiễm bệnh.