Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Bạn đang lo lắng khi mình có dấu hiệu mắc bệnh viêm gan B. Bạn đang muốn xét nghiệm viêm gan B nhưng không biết khi thực hiện xét nghiệm này có cần phải nhịn ăn không? Không cần đi đâu xa, HoiBenh sẽ giúp bạn nhé!
Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Viêm gan B và biểu hiện viêm gan B
Viêm gan B là một số dạng bệnh viêm gan do viêm gan siêu vi B gây ra. Đây được xem là căn bệnh truyền nhiễm theo đường máu và quan hệ tình dục. Theo một nghiên cứu gần đây có đến gần một phần 3 dân số trên toàn thế giới mắc phải căn bệnh này, nhất là ở những nước đang phát triển.
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B khá cao (15-20%). Viêm gan B gồm hai loại chính là viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Thông thường trong giai đoạn đầu, viêm gan siêu vi B ít có biểu hiện ra bên ngoài. Đa phần người bệnh phát hiện khi đi hiến máu, kiểm tra sức khỏe định kỳ hay đi xét nghiệm viêm gan B. Nhìn chung, viêm gan B thường xuất hiện một số triệu chứng sau:
Cơ thể mệt mỏi: Thỉnh thoảng, người bệnh sẽ cảm thấy người mệt mỏi nhưng không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp tự nhiên cảm thấy mệt lả đi, dường như không còn chút hơi sức nào. Đây chính là một trong những biểu hiện thường gặp ở những người bị vi rút siêu vi B tấn công.
Sốt: Viêm gan B có thể gây nên hiện tượng sốt nhẹ ở cơ thể con người. Nguyên nhân được cho là do vi rút tấn công vào gan và làm gan bị tổn thương. Từ đó khiến gan không thể làm nhiệm vụ thải chất độc ra ngoài, và lúc này chất độc bắt đầu dồn vào máu khiến người bệnh có cảm giác sốt nhẹ.
Rối loạn tiêu hóa: Người bị bệnh viêm gan B còn thường gặp những triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn, táo bón, một số trường hợp khác có thể thấy bụng trướng,....
Vàng da: Vàng da là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của viêm gan B. Cần phải lưu ý rằng, vàng da chỉ xuất hiện khi bệnh có dấu hiệu đã nặng. Do đó, khi phát hiện mình bị vàng da, bạn phải nhanh chóng đến bệnh viện để xét nghiệm viêm gan B thử xem kết quả thế nào.
Xuất huyết dưới da: Một biểu hiện cho thấy bệnh viêm gan B đã khá nặng nữa là xuất huyết dưới da. Lúc này, bạn có thể nhìn thấy dưới da xuất hiện những chấm bị ứ máu hoặc mũi xuất huyết.
Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Theo các bác sĩ, xét nghiệm viêm gan B không giống như các xét nghiệm khác đòi hỏi phải để bụng đói. Do đó, khi đi xét nghiệm, bạn vẫn có thể có thể ăn uống bình thường.
Người bệnh cần làm 2 xét nghiệm tối thiểu là HBsAg và anti-HBs. Xét nghiệm HBsAg cho biết có bị nhiễm vi rút siêu vi B hay không, còn xét nghiệm anti-HBs giúp bác sĩ nhận thấy cơ thể đã được bảo vệ hay chưa để có cách điều trị phù hợp.
Trong trường hợp HBsAg (-), antiHBs (-) nghĩa là cả hai xét nghiệm này đều âm tính thì người bệnh phải chích ngừa. Ngược lại HBsAg (-), antiHBs (+), nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm vi rút siêu vi B nhưng đã khỏi bệnh thì sẽ không cần thiết phải chích ngừa nữa.
Người bị bệnh siêu vi B cần làm gì?
Khi đi xét nghiệm viêm gan B và kết quả dương tính thì người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Một số lưu ý nhỏ mà người bệnh cần phải ghi nhớ:
- Thường xuyên khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra chức năng gan.
- Tuyệt đối không được hút thuốc, uống rượu, bia và các loại nước có cồn khác.
- Hạn chế ăn những thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, đồ ăn đã lên men.
- Tích cực bổ sung nhiều hoa quả tươi cho cơ thể, có chế độ dinh dưỡng khoa học.
- Duy trì giờ giấc sinh hoạt đều đặn, thường xuyên tập thể dục.
Xét nghiệm viêm gan B là công việc mà mọi người nên thực hiện thường xuyên. Như vậy mới có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và có cách điều trị phù hợp, tránh những hậu quả không hay về sau.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.