Xét nghiệm nước tiểu, kết quả LEU 500 là như thế nào?
Chào Bác sĩ!
Và làm sao để chỉ số đó thấp xuống được? Không biết có tác động gì đến sinh sản sau này của tôi không? Bác sĩ vui lòng giải đáp giúp tôi!
Cảm ơn Bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Thị Hòa cho biết: "Sau đây là các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu: Tên, ý nghĩa và giới hạn cho phép:
- Leukocytes (LEU ca): Tế bào bạch cầu
- Bình thường âm tính
- Chỉ số cho phép: 10 - 25 Leu/UL.
- Khi nước tiểu có chứa bạch cầu có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thải ra đường tiểu. Bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.
2. Nitrate (NIT): Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
- Bình thường âm tính.
- Chỉ số cho phép: 0.05 - 0.1 mg/dL.
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.
Ngoài ra còn có:
- Urobilinogen (UBG): Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
- Billirubin (BIL): Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
- Protein (pro) - đạm: Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng
- pH: Đánh giá độ acid của nước tiểu
- Blood (BLD): Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
- Ketone (KET): Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.
- Glucose (Glu): Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường
- ASC (Ascorbic Acid): Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận
Bạn có thể đang có nhiễm trùng đường tiết niệu, nếu có kèm theo các biểu hiện đái đục hoặc đái buốt, đái dắt, đau hạ vị... Bạn nên đi khám lại chuyên khoa Thận - Tiết niệu để chẩn đoán chính xác và chữa trị sớm nhé!".
Chúc sức khỏe!