Xét nghiệm máu mcv là gì?

Trong tất cả các xét nghiệm máu thường thấy thì có rất nhiều các chỉ số cũng như công thức, bạn sẽ không thể giải đáp được hết các chỉ số đó có ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân không. Vậy xét nghiệm máu mcv là gì? Mời độc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xét nghiệm máu mcv là gì? Xét nghiệm máu mcv là gì?

Trong tất cả các xét nghiệm máu thường thấy thì có rất nhiều các chỉ số cũng như công thức, bạn sẽ không thể giải đáp được hết các chỉ số đó có ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân không. Vậy xét nghiệm máu mcv là gì? Mời độc giả cùng HoiBenh đi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xét nghiệm máu mcv là gì?

Chỉ số MCV thường nằm trong các chỉ số của xét nghiệm máu. Vậy MCV là gì? Nó được viết tắt từ cụm từ Mean Corpuscular Volume. Có nghĩa là thể tích trung bình của hồng cầu. Do đó, chỉ số xét nghiệm máu MCV là chỉ số thể hiện thể tích trung bình của hồng cầu có trong máu. Hồng cầu hay còn gọi là hồng huyết cầu chiếm số lượng nhiều chất chứa các huyết sắc tố.

Đây chính là chất giúp cho máu có màu đỏ. Nhiệm vụ của hồng cầu sẽ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Từ đó, có thể thấy hồng cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của cơ thể con người.

Đối với tình trạng sức khỏe bình thường chỉ số MCV sẽ nằm ở mức từ 80-100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Giá trị thể tích trung bình của hồng cầu được lấy ra từ công thức của HCT (Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu). Chỉ số MCV quá cao không có nghĩa là đang mắc bệnh nào đó nhưng nếu con số đó vượt quá 110fl có nghĩa là hồng cầu của bạn đang bị thừa cân ra (macrocytic), tình trạng này nói nên rằng bạn đang bị thiếu máu, nguyên nhân có thể là do thiếu vitamin B12 hay axit folic. Tình trạng thiếu vitamin B12 có thể xảy ra khi bạn ăn chay quá mức.

Nếu chỉ số MCV của bạn dưới 80 thì xem như là hồng cầu của bạn đang bị teo lại hay bị nhỏ lại được gọi là microcytic. Tình trạng này cho thấy cơ thể của bạn có thể đang bị thiếu hụt sắt hoặc mắc hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, hoặc có thể là tình trạng thiếu máu trong các bệnh mãn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu. Thậm chí là suy thận mãn tính hay nhiễm độc chì.

Xét nghiệm máu mcv và những điều cần lưu ý

Xét nghiệm máu hoặc công thức máu là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng các chỉ số xét nghiệm máu sẽ giúp các bác sĩ có cơ sở cũng như định hướng để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó định hướng phương pháp điều trị sao cho phù hợp với bệnh nhân. Rất nhiều người hiện nay không biết đọc kết quả xét nghiệm máu với một bảng các công thức các ký hiệu hay các chỉ số khó hiểu.

vicare.vn-xet-nghiem-mau-mcv-la-gi-body-1

Đồng thời không quan tâm nhiều đến các kết quả xét nghiệm mình nhận được mà chỉ chờ kết luận của bác sĩ. Chính vì thế, khoa học tiến bộ thì con người cần phải tiến bộ hơn hãy nâng cao khả năng hiểu biết của mình đồng thời tìm và đọc hiểu các chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi theo dõi tình trạng sức khỏe của mình cũng như sức khỏe của người thân trong gia đình.

Đối với trẻ em từ 3 tháng đến 4 tuổi có số liệu về máu khác với số liệu trung bình của trẻ lớn tuổi và người lớn nên bạn cần thận trọng khi xem kết quả. Chính vì vậy chỉ có bác sĩ mới có chuyên môn để đánh giá đúng kết quả xét nghiệm. Chỉ một xét nghiệm có kết quả không bình thường không đủ để đưa ra chẩn đoán chính thức về tình trạng bệnh. Nếu như kết quả các lần sau vẫn không bình thường thì bác sĩ mới quyết định điều trị.

Các ký hiệu đơn vị sử dụng:

  • M/μl: một triệu (million, 106) trong một micrô lít (một milimet khối)
  • G/l: một tỷ (giga, 109) trong một lít
  • K/μl: một nghìn (kilô, 103) trong một micrô lít (một milimet khối)
  • T/l: một nghìn tỷ (teta, 1012) trong một lít (một đề líp khối)
  • mg/dl: một miligam trong một dexilit (hay 100 mililít) , có khi ghi là mg%
  • fl: femto lít (10-15 lít)
  • pg: picogram (10-12 g)
  • IU : đơn vị quốc tế.

Bạn cũng không cần phải nhớ các đơn vị này. Thông thường trong kết quả xét nghiệm chúng ta chỉ cần so với chuẩn cho ở bên cạnh là đủ. Đôi khi họ ghi chữ H (viết tắt chữ high) hoặc dấu mũi tên đi lên tức là cao hơn chuẩn; hoặc chữ L (viết tắt chữ low) hoặc dấu mũi tên đi xuống tức là thấp hơn chuẩn.

Làm thế nào khi xét nghiệm máu mcv bất thường?

Như đã đề cập ở trên, với những người có sức khỏe bình thường chỉ số MCV sẽ nằm ở mức từ 80-100 femtoliter. Hầu hết những trường hợp nằm ngoài khoảng trên đều do nguyên nhân thiếu máu. Dưới đây là những thay đổi trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt để cải thiện tình trạng chỉ số mcv bất thường.

Thay đổi chế độ ăn

Tăng cường thực phẩm chứa nhiều sắt vào chế độ ăn để cải thiện dinh dưỡng

Cách này giúp cơ thể hồi phục và bù đắp lại dưỡng chất thiếu hụt. Tăng cường thực phẩm giàu sắt mỗi ngày sẽ giúp tăng lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể. Sắt là một phần thiết yếu của tế bào hồng cầu và hemoglobin vì sắt giúp đưa oxy đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Sắt còn giúp bài tiết khí CO khi thở ra. Thực phẩm giàu sắt gồm có:

  • Các loại đậu/rau đậu
  • Đậu lăng
  • Rau xanh như cải xoăn và cải bó xôi
  • Hoa quả sấy khô, bao gồm mận khô
  • Thịt nội tạng như gan
  • Lòng đỏ trứng
  • Thịt đỏ
  • Nho khô

Nếu việc tiêu thụ thực phẩm giàu sắt mỗi ngày là chưa đủ, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt giúp tăng sản sinh tế bào hồng cầu. Viên uống bổ sung sắt có sẵn với liều 50-100 mg và có thể uống 2-3 lần mỗi ngày.

Bổ sung đồng

Đồng là khoáng chất thiết yếu khác giúp tế bào tiếp cận nguyên tố sắt ở dạng hóa học cần thiết cho tế bào hồng cầu trong quá trình chuyển hóa sắt. Đồng có trong thịt gia cầm, hải sản có vỏ, gan, ngũ cốc nguyên hạt, sô cô la, đậu, quả mọng và các loại hạt. Thực phẩm chức năng bổ sung đồng cũng có sẵn ở dạng viên nén 900 mcg và có thể uống 1 lần mỗi ngày.

Người trưởng thành cần 900 mcg đồng mỗi ngày. Trong thời kỳ sinh sản, nữ giới có kinh nguyệt nên cần bổ sung nhiều đồng hơn nam giới. Nữ giới cần 18 mg đồng mỗi ngày, trong khi đó, nam giới chỉ cần 8 mg.

Bổ sung đủ axit folic

Axit folic hay vitamin B9 hỗ trợ quá trình sản sinh tế bào hồng cầu bình thường. Thiếu hụt axit folic đáng kể có thể dẫn đến thiếu máu.

  • Ngũ cốc, bánh mì, rau lá xanh đậm, các loại đậu, đậu lăng và các loại hạt có chứa lượng lớn axit folic. Axit folic cũng có sẵn ở dạng thực phẩm chức năng - liều lượng 100 đến 200 mcg, có thể uống 1 lần mỗi ngày.
  • Bên cạnh tác dụng hỗ trợ sản sinh tế bào máu khỏe mạnh, axit folic còn đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh và tái tạo thành phần cấu tạo cơ bản của tế bào trong chức năng ADN bình thường.
vicare.vn-xet-nghiem-mau-mcv-la-gi-body-2

Bổ sung vitamin A (Retinol)

Vitamin A hỗ trợ sự phát triển tế bào gốc của hồng cầu trong tủy xương bằng cách đảm bảo tế bào hồng cầu đang phát triển có thể tiếp cận đủ lượng sắt cần thiết cho việc tạo ra hemoglobin.

  • Khoai lang, cà rốt, bí đỏ, rau lá xanh đậm, ớt chuông đỏ ngọt và các loại hoa quả như mơ, bưởi, dưa hấu, mận và dưa vàng đều giàu vitamin A.
  • Liều cần bổ sung mỗi ngày là 700 mcg vitamin A ở nữ giới và 900 mcg vitamin A ở nam giới.

Bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C đồng thời với thực phẩm chức năng bổ sung sắt giúp mang lại hiệu quả kép. Nguyên nhân là do vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt của cơ thể, nhờ đó tăng sản sinh tế bào hồng cầu.

Bổ sung 500 mg vitamin C mỗi ngày cùng với sắt sẽ giúp tăng tốc độ hấp thụ sắt của cơ thể, tăng hiệu quả sản sinh hồng cầu. Tuy nhiên, lưu ý rằng bổ sung sắt liều cao có thể gây hại cho cơ thể.

Thay đổi lối sống

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục tốt cho tất cả mọi người, bao gồm người có nồng độ tế bào hồng cầu thấp, vì tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần. Tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh và tránh mắc phải một số bệnh.

  • Các bài tập tim mạch như đi bộ nhanh, chạy bộ và bơi lội là tốt nhất nhưng bạn có thể tập bất kỳ bài tập thể dục nào.
  • Tập thể dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu. Khi tập cường độ cao, bạn sẽ thấm mệt và đổ nhiều mồ hôi. Tập luyện cường độ cao khiến cơ thể phải nạp thêm một lượng lớn oxy. Khi điều này xảy ra, nó sẽ phát tín hiệu đến não cho biết cơ thể đang thiếu oxy, từ đó kích thích sản sinh tế bào hồng cầu và hemoglobin. Quá trình này sẽ tạo ra và cung cấp lượng oxy cần thiết.

Bỏ thói quen xấu

Khi lượng tế bào hồng cầu thấp là mối lo, tốt nhất bạn nên tránh hút thuốc và uống rượu bia. Bỏ những thói quen xấu này cũng tốt cho cả sức khỏe tổng thể.

  • Hút thuốc lá có thể cản trở tuần hoàn máu vì làm co mạch máu và khiến máu đặc lại. Tình trạng này khiến máu khó lưu thông đúng cách và khó đưa khí oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể. Không những vậy, hút thuốc lá còn dẫn đến thiếu oxy trong tủy xương.
  • Mặt khác, tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa cồn có thể khiến máu đặc và lưu thông chậm lại, dẫn đến thiếu oxy trong máu, giảm sản sinh tế bào hồng cầu và sản sinh ra tế bào hồng cầu chưa trưởng thành.

Truyền máu nếu cần thiết

Nếu số lượng tế bào hồng cầu thấp đến mức bổ sung thực phẩm và thực phẩm chức năng đều không bù đắp được thì bạn có thể lựa chọn cách truyền máu. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ để được xét nghiệm chẩn đoán. Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) sẽ giúp tính lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể.

Lượng tế bào hồng cầu bình thường là 4-6 triệu tế bào trên 1 ml máu. Nếu lượng tế bào hồng cầu ít, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn truyền hồng cầu khối (PRBC) hoặc máu toàn phần, nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng tế bào hồng cầu và các thành phần máu khác trong cơ thể.

Đi khám sức khỏe đều đặn

Đi khám sức khỏe đều đặn là cách tốt nhất để biết tình trạng số lượng tế bào hồng cầu. Hơn nữa, bạn có thể sẽ cần xét nghiệm thêm để sàng lọc vấn đề tiềm ẩn dẫn đến tình trạng tế bào hồng cầu thấp. Tốt nhất bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, tối thiểu một lần mỗi năm.

Nếu được chẩn đoán số lượng tế bào hồng cầu thấp, bạn cần nhớ kỹ những bí quyết được chia sẻ ở trên. Thay đổi lối sống và chế độ ăn để tăng lượng tế bào hồng cầu trước khi tái khám. Nếu tuân thủ đúng, nồng độ tế bào hồng cầu sẽ bình thường trở lại.

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm máu hết bao nhiêu tiền?
  • Xét nghiệm sinh hoá máu