Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?
Khi có những biểu hiện bất thường trong quá trình mang thai mà không rõ nguyên nhân, các thai phụ thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm để sớm phát hiện bệnh và kịp thời chữa trị, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì? Theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh để các bạn có thể tìm được câu trả lời.
Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?
Khi có những biểu hiện bất thường trong quá trình mang thai mà không rõ nguyên nhân, các thai phụ thường được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm để sớm phát hiện bệnh và kịp thời điều trị, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì? Theo dõi bài viết dưới đây của HoiBenh để các bạn có thể tìm được câu trả lời.
Xét nghiệm máu khi mang thai không phải mang tính chất bắt buộc, nhưng nó lại cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhờ vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về sức khỏe của thai phụ, sự phát triển của thai nhi, đồng thời theo dõi những nguy cơ bất thường có thể xảy ra.
Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?
Phát hiện hội chứng Down
Vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, ngoài một số thủ tục thăm khám thông thường, bà bầu sẽ được chỉ định xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường ở bào thai. Thông qua kết quả này, mẹ có thể biết thai nhi trong bụng mình có đang mắc phải hội chứng Down hay không.Xác định nhóm máu
Phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu bằng cách xét nghiệm để chuẩn bị trước tâm lý. Thông thường, nhóm máu O là nhóm phổ biến nhất, sau đó mới đến nhóm máu A, B và AB.
Kiểm tra mức độ kháng thể với virus Rubella
Hầu hết phụ nữ mang thai miễn dịch với virus Rubella nhờ được tiêm phòng từ nhỏ. Nếu mẹ bầu nào chưa miễn dịch, trong thai kỳ, virus này có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng như: Sảy thai, sinh non, thai chết lưu, cũng như một số dị tật bẩm sinh khác liên quan đến thị giác, thính giác, tim cho bé về sau.
Chẩn đoán viêm gan B
Bệnh viêm gan B thường rất khó phát hiện, do đó, xét nghiệm máu là một cách phổ biến nhất để chẩn đoán bệnh. Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan B thì nguy cơ truyền bệnh cho con là rất cao, khiến gan của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do đó, khi phát hiện bệnh trong thời gian thai kỳ, thai phụ sẽ được chỉ định tiêm một mũi Globulin miễn dịch. Về em bé, có thể tiêm một mũi vắc xin viêm gan B trong vòng 12 giờ sau sinh và một mũi nhắc lại khoảng 1-2 tháng sau sinh để có thể phòng bệnh một cách an toàn nhất.Những xét nghiệm cần thiết cho bà bầu
Việc xét nghiệm máu trong thời gian thai kỳ là vô cùng quan trọng để biết được mẹ và bé có hoàn toàn khỏe mạnh hay không. Vì vậy, mẹ đừng nên bỏ qua bất cứ xét nghiệm nào dưới đây:
Đo độ mờ da gáy
Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần thứ 13 của thai kỳ, bên cạnh đó còn kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính nguy cơ hội chứng Down ở bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Làm xét nghiệm Triple test
Xét nghiệm này nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ gây rối loạn bẩm sinh ở thai. Triple test thường làm xét nghiệm để đánh giá 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Từ kết quả đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.
Từ những thông tin mà HoiBenh cung cấp ở trên, chắc các bạn đã phần nào nắm được xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì? Nếu muốn đảm an toàn cho chính bản thân cũng như sức khỏe của con ngay từ khi còn trong bụng mẹ, ngoài việc thăm khám thường xuyên thì các bà mẹ nên làm các xét nghiệm cần thiết để không phải dùng đến từ “nếu như hay giá như”. Hãy biết cách phòng bệnh trước khi mắc bệnh!