Xét nghiệm máu có biết đã từng phá thai không?
Nhắc đến xét nghiệm máu, đa phần mọi người đều biết đây là một trong những phương pháp xác định phụ nữ có đang mang thai hay không một cách chính xác và đơn giản nhất. Tuy nhiên, điều khiến không ít chị em băn khoăn là liệu xét nghiệm máu có biết đã từng phá thai không? Hãy cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.
Xét nghiệm máu có biết đã từng phá thai không?
Nhắc đến xét nghiệm máu, đa phần mọi người đều biết đây là một trong những phương pháp xác định phụ nữ có đang mang thai hay không một cách chính xác và đơn giản nhất. Tuy nhiên, điều khiến không ít chị em băn khoăn là liệu xét nghiệm máu có biết đã từng phá thai không? Hãy cùng HoiBenh đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Xét nghiệm máu là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi “Xét nghiệm máu có biết đã từng phá thai hay không?”, cần hiểu được một cách đơn giản và khái quát định nghĩa xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu là thao tác lấy một lượng máu nhỏ ra khỏi mao mạch (một phần nhỏ của động mạch) hoặc tĩnh mạch để tiến hành xét nghiệm. Từ việc phân tích kết quả xét nghiệm, các bác sĩ có thể xác định nhóm máu của người làm xét nghiệm và một số bệnh lý liên quan tới tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu,... Nhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện nay, xét nghiệm máu còn được áp dụng trong việc phát hiện ra hàng loạt căn bệnh nguy hiểm ngay ở giai đoạn đầu, từ đó giúp bệnh nhân có thể điều trị kịp thời, nâng cao tỷ lệ khỏi bệnh. Bên cạnh việc phát hiện bệnh lý, xét nghiệm máu cũng là một trong những phương pháp phát hiện có thai sớm nhanh chóng và chính xác nhất hiện nay.
Xét nghiệm máu có biết đã từng phá thai không?
Phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén và hiện có 2 biện pháp là phá thai ngoại khoa và phá thai nội khoa. Trong đó, phá thai ngoại khoa sử dụng bơm chân không có 1 – 2 van để hút thai ra; phá thai nội khoa sử dụng thuốc để khiến thai ngừng phát triển và sau đó tiếp tục uống thuốc để tử cung co bóp đẩy thai nhi ra ngoài.
Dù sử dụng biện pháp nào thì sản phụ phá thai cũng sẽ bị ra máu ít từ 5 – 7 ngày, nếu kèm thêm sốt cao, đau đớn nếu ra máu quá nhiều, đau bụng do tử cung co bóp mạnh,... thì nên đi khám lại. Nếu quá trình thủ thuật diễn ra tốt, không xảy ra tai biến, sản phụ chỉ cần uống thuốc kháng sinh phòng nhiễm khuẩn từ 5 – 7 ngày và có thể bổ sung thêm vitamin, thuốc bổ.
Trong khi đó, xét nghiệm máu hiện đang là phương pháp giúp các bà mẹ phát hiện thai sớm nhanh chóng, chính xác và đơn giản nhất thông qua việc phát hiện nội tiết tố HCG nhằm xác định việc có thai. Tuy nhiên theo bác sĩ Lê Huy Tuấn (Chuyên khoa Sản, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại Hà Nội), dù các phương pháp siêu âm hoặc xét nghiệm máu hiện nay cho kết quả chính xác rất cao song vẫn không thể xác định được người phụ nữ đã từng sảy thai hay phá thai trong quá khứ.
Làm thế nào để biết phụ nữ đã từng phá thai hay chưa?
Trên thực tế, để biết một người phụ nữ đã từng phá thai hay chưa là điều vô cùng khó khăn và hiện cũng chưa có bất kỳ một phương pháp nào có thể cho kết quả đúng 100%, trừ trường hợp chính bản thân người phụ nữ nói ra hoặc trong quá trình thăm khám, các bác sĩ phát hiện cơ quan sinh sản của họ có dấu hiệu bất thường và đặt câu hỏi. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy có thể phụ nữ đã từng phá thai song tỷ lệ chính xác vô cùng thấp.
Đầu ngực bị thâm, kém hồng hào
Đây là biểu hiện của việc tuyến vú của thai phụ phát triển để chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ. Do đó, nếu thấy vùng đầu ngực của bạn gái thâm tím bất thường thì cũng có thể họ từng mang thai và phá thai. Tuy nhiên cũng có vô số lý do khác dẫn tới việc đầu ngực kém hồng hào như các bệnh về da, sắc tố da, rối loạn nội tiết, cơ địa,...
Vùng kín sẫm màu
Mặc dù đây cũng là một dấu hiệu để nghi ngờ liệu người phụ nữ đã từng phá thai hay chưa song thông thường, đó là biểu hiện cho thấy sức khoẻ của họ không được tốt, chẳng hạn như bị bệnh phụ khoa, vùng kín bị tổn thương do tai nạn hoặc do môi trường sinh hoạt tác động.
Vùng kín bị viêm nhiễm
Đa phần chị em liên tục mắc bệnh phụ khoa có nhiều khả năng đã từng phá thai trong quá khứ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc, bị stress, cơ thể ốm yếu, vệ sinh vùng kín không đúng cách,... cũng là những nguyên nhân phổ biến gây viêm nhiễm.
Khó có con, vô sinh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phụ nữ hiếm muộn, vô sinh. Dù vậy, không trừ trường hợp việc phá thai trước đó gây ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ sau này của nữ giới.
Khám phụ khoa
Quy trình khám phụ khoa thường gồm các bước: Hỏi – khám – cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm) – đọc kết quả và cuối cùng là đưa ra hướng điều trị. Khi đi khám, chị em thường được hỏi về tiền sử sinh con cũng như tình trạng nạo phá thai trước đó để giúp các bác sĩ có cơ sở chẩn đoán tình trạng sức khoẻ hiện tại của người bệnh chính xác hơn.
Trong lúc khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ đặt mỏ vịt bộc lộ âm đạo, cổ tử cung để kiểm tra dấu hiệu bất thường và lấy dịch tiết làm xét nghiệm. Thông thường, cổ tử cung của nữ giới chưa từng sinh con hoặc nạo phá thai tròn, nhưng khi đã sinh nở hoặc nạo phá thai thì không còn được tròn nữa. Những bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm có thể biết được phụ nữ đã từng phá thai hay chưa trong lúc thăm khám. Tuy nhiên, nếu chỉ siêu âm thì cũng rất khó để khẳng định liệu phụ nữ đã từng phá thai trước đó hay chưa.