Xét nghiệm ký sinh trùng có cần nhịn ăn không?
Hiện nay, ngày càng có nhiều người có nhu cầu đi xét nghiệm ký sinh trùng trong máu để xem mình có bị nhiễm ký sinh trùng hay không. Vậy sự thực hiện trạng này là như thế nào? Và khi nào mới cần đi xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng? Và trước khi xét nghiệm ký sinh trùng thì có cần nhịn ăn hay không?
Xét nghiệm ký sinh trùng có cần nhịn ăn không?
Ngày càng có nhiều người có nhu cầu đi xét nghiệm ký sinh trùng trong máu để xem mình có bị nhiễm ký sinh trùng hay không. Vậy sự thực hiện trạng này là như thế nào? Và khi nào mới cần đi xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng? Và trước khi xét nghiệm ký sinh trùng có cần nhịn ăn hay không?
1. Sự thật về xét nghiệm ký sinh trùng trong máu
Vấn đề chẩn đoán bệnh ký sinh trùng chỉ bằng phương pháp xét nghiệm máu thật ra không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần thử máu là biết được hết tất cả các loại bệnh và mầm bệnh mà ký sinh trùng đã nhiễm vào người thì đó là một suy nghĩ sai lầm.
Để chẩn đoán xem bệnh nhân có bệnh do ký sinh trùng hay không thì thầy thuốc cần chọn lựa từ một cho đến vài loại xét nghiệm chứ không chỉ riêng xét nghiệm máu. Điển hình như nếu muốn tìm ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim... thì chỉ cần dùng kĩ thuật từ soi phân .
Đối với kỹ thuật xét nghiệm ký sinh trùng trong máu, kỹ thuật này chỉ dùng với mục đích duy nhất trong suốt hơn 10 năm này đó là tìm kháng thể của một số tác nhân ký sinh trùng lạc chỗ, lạc chủ hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào mô cơ thể.
2. Xét nghiệm ký sinh trùng trong máu
Các ký sinh trùng được chẩn đoán bằng phương pháp này chủ yếu là giun đũa chó (Toxocara canis), gạo heo (Cysticercus cellulosea), giun lươn (Strongyloides Stercoralis), sán lá lớn ở gan (Fasciola SP), sán lá phổi (Paragonimus Westermanii), Amip Entamoeba Histolytica, đơn bào Toxoplasma Gondii... và một số ký sinh trùng khác.
Có một điều không thể phủ nhận là xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng đã giúp ích rất nhiều cho các bác sĩ, thầy thuốc dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, điều đáng lưu ý là nhiều loại ký sinh trùng không hể xuất hiện ở Việt Nam như sán máng (Schistosoma sp), sán cát (Echinococcus Granulosus), giun xoắn (Trichinella Spiralis)... nhưng vẫn được nhiều cơ sở y tế cho làm xét nghiệm rất vô tư khiến gây lãng phí tiền của cho bệnh nhân.
Hơn nữa, như đã nói ở trên, một số loại ký sinh trùng như giun móc, giun đũa... ký sinh ở ruột thì chỉ cần soi phân là tìm ra chứ không cần phải thử máu để tìm kháng thể kháng “giun”.
3. Khi nào cần xét nghiệm ký sinh trùng trong máu?
Phương pháp xét nghiệm thử máu tìm ký sinh trùng là phương pháp nhanh nhất và tối ưu nhất, ít xâm lấn nhất và có thể tầm soát chính xác nhất nhiều loại ký sinh trùng lạc chỗ, lạc chủ. Tuy nhiên, phương pháp này thực sự chỉ cần thiết khi các bác sĩ, thầy thuốc có cơ sở để nghi ngờ bệnh nhân đã nhiễm ký sinh trùng và có ký sinh trùng lạc chỗ trong cơ thể.
Đối với các ký sinh trùng lạc chỗ, lạc chủ như bệnh gạo heo ở não, bệnh áp xe ngoài da do giun Gnathostoma Spinigerum, bệnh Toxocara Canis ở mắt, bệnh nhiễm giun lươn, bệnh áp xe gan do Amip (Entamoeba Histolytica) hoặc do sán lá lớn ở gan (Fasciola Hepatica)... như đã kể trên thì tất cả chúng đều đi xuyên qua mô cơ thể, theo máu đến các cơ quan nên tạo ra kháng thể IgM và IgG đặc hiệu thì xét nghiệm máu mới phát hiện ra được.
Thử máu không có ý nghĩa để tìm các ký sinh trùng đặc hiệu của người tại đường ruột như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, amip, trùng bào tử, sán lá ruột, sán lá phổi... Muốn tìm các ký sinh trùng này phải dùng phương pháp soi phân trực tiếp.
Mặt khác, vì là tìm kháng thể kháng ký sinh trùng nên kết quả xét nghiệm chỉ phản ánh việc bệnh nhân đã từng tiếp xúc với ký sinh trùng hay chưa mà thôi. Xét nghiệm thực tế không thể xác định được bệnh đã nhiễm lâu hay mới nhiễm, bệnh đang hoạt động hay chỉ là người mang kháng thể.
Như vậy, thông qua bài viết trên, nếu bạn muốn đi làm xét nghiệm ký sinh trùng trong máu hay đơn giản là muốn biết bạn bị nhiễm ký sinh trùng nào thì cách tốt nhất phải đi khám chuyên khoa ký sinh trùng. Bạn sẽ được các bác sĩ khám bệnh và chọn phương pháp phù hợp để xét nghiệm và để chẩn đoán bạn có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng nhất.
4. Trước khi làm xét nghiệm ký sinh trùng có phải nhịn ăn không?
Đây là câu hỏi mà những người lần đầu tiên đi làm xét nghiệm ký sinh trùng sẽ thắc mắc. Các xét nghiệm máu tầm soát ký sinh trùng thường không cần thiết phải nhịn đói để lấy máu. Chúng ta có thể thử máu vào bất cứ lúc nào thấy thuận tiện, không nhất thiết là sáng hay chiều. Tuy nhiên, nếu khi xét nghiệm ký sinh trùng, bạn kết hợp thêm khám bệnh thì bạn nên đi buổi sáng và nhịn ăn sáng để gặp bác sĩ khám và chỉ định xét nghiệm cho mỗi người
5. Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu?
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Khoa khám chữa bệnh được thành lập theo mô hình khép kín, bao gồm cả khám bệnh ngoại trú, nội trú, tham gia giám sát chất lượng chẩn đoán và điều trị sốt rét tuyến dưới trên phạm vi toàn quốc, nghiên cứu, giám sát giun sán kháng các thuốc điều trị; nghiên cứu khoa học về phát hiện chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho cán bộ nhân viên của Viện xét nghiệm sinh hoá, huyết học với những trang thiết bị y tế hiện đại, và đội ngũ các thầy thuốc giỏi, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ ,các chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm. Đã và đang công tác tại Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương trực tiếp tham gia khám chữa bệnh hàng ngày. Khoa khám bệnh chuyên ngành có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh với chất lượng cao, chăm sóc toàn diện.
Địa chỉ : 245 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại : 024.3854.3857 – 024.3553.2925 – 0977.724.377
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương
Địa chỉ cơ sở 1: Số 78, Đường Giải Phóng, Hà Nội. Điện thoại: Hành chính: (84-4).35763491, Phòng tiêm vắc xin: (84-4).63265762, Fax: (84-4).35764305.
Cơ sở 2: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Số điện thoại : (84-4).35810170.
Các địa chỉ trên đều chuyên khám, làm xét nghiệm và điều trị tất cả những bệnh về ký sinh trùng. Với đội ngũ các y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kết hợp cơ sớ vất chất, phương tiện kĩ thuật tiên tiến và hiện đại. Ngoài ra, bệnh nhân làm xét nghiệm tại đây sẽ được hỗ trợ tư vấn theo bảo hiểm, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân.
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn có thể chọn lựa được địa điểm phù hợp để làm xét nghiệm kí sinh trùng ở Hà Nội.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh
Bệnh viện tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 4,6 hecta,Bệnh viện Nhiệt đới ở vị trí giữa hai khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và Chợ Lớn Cấu trúc gồm một khu cao ốc 6 tầng và các dãy nhà tạo thành hình chữ U chung quanh là nơi bố trí các Khoa lâm sàng
Các khoa lâm sàng và Hồi sức cấp cứu được trang bị các máy móc trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt được yêu cầu chẩn đoán, điều trị và hồi sức cấp cứu các bệnh nhiễm trùng-truyền nhiễm. Đặc biệt khoa xét nghiệm được xây dựng năm 2002 theo dự án chuyên sâu, hợp tác với đơn vị lâm sàng Đại học Oxford, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải tự động với công suất 500 m3 ngày/đêm xây dựng theo công nghệ hiện đại do Cộng đồng chung châu Âu tài trợ được đưa vào sử dụng từ tháng 1 năm 2004.
Địa chỉ: 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, Hồ Chí Minh, phường 1
Điện thoại: 028 3923 5804