Xét nghiệm gamma GT là gì?
Trong các xét nghiệm chẩn đoán chức năng gan, xét nghiệm GGT luôn được nhắc đến và rất quan trọng. Vậy xét nghiệm GGT là gì, và khi nào cần làm xét nghiệm này, ý nghĩa của xét nghiệm này như thế nào. Hôm nay HoiBenh sẽ cung cấp thông tin cần thiết nhất cho các bạn.
Xét nghiệm gamma GT là gì?
Xét nghiệm gamma GT là gì?
Xét nghiệm đo lường mức độ gamma-glutamyl transferase (GGT) trong máu. GGT là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều cơ quan, như thận, lá lách, gan và tuyến tụy, tuy nhiên, gan là nguồn gốc chính của GGT trong máu. GGT tăng ở hầu hết các bệnh gây ra tổn thương gan cấp tính hoặc ống dẫn mật, nhưng nó không phân biệt được giữa các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan.
Khi nào thì được chỉ định làm xét nghiệm gamma GT?
Xét nghiệm GGT có thể được chỉ định khi một ai đó có một mức độ ALP cao. Thử nghiệm ALP có thể xét nghiệm một mình hoặc như một phần của một bảng các xét nghiệm gan thường xuyên để biết sự thiệt hại gan ngay cả khi không có triệu chứng . Nếu kết quả của thử nghiệm ALP là cao nhưng các xét nghiệm khác của bảng xét nghiệm chức năng gan bình thường, chẳng hạn như AST và ALT đều không tăng, thì thử nghiệm GGT có thể được chỉ định để giúp xác định các nguyên nhân gây ALP cao do rối loạn xương hoặc bệnh gan.
Ngoài ra, thì GGT cũng có thể được chỉ định cùng với xét nghiệm khác để theo dõi, để kiểm tra chức năng gan khi một người có dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý bệnh gan. Một số dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương gan bao gồm:
- Sức khỏe yếu, mệt mỏi
- Chán ăn
- Buồn nôn, nôn
- Bụng sưng hoặc đau
- Vàng da
- Nước tiểu đậm màu, phân có màu nhạt
- Ngứa nổi mẩn khắp người
GGT tăng ở hầu hết các bệnh gây ra thiệt hại cấp tính với gan hoặc ống dẫn mật, nhưng thường là không có ích trong việc phân biệt giữa các nguyên nhân khác nhau gây ra tổn thương gan. Vì lý do này, Viện Hàn lâm Quốc gia và Hiệp hội hóa sinh lâm sàng Mỹ khuyên bạn không nên sử dụng thường xuyên xét nghiệm GGT. Nó chỉ hữu ích trong việc xác định nguyên nhân của ALP cao.
GGT có thể được chỉ định khi những người có tiền sử lạm dụng rượu đã hoàn tất điều trị rượu, để giám sát sự tuân thủ với các chương trình điều trị.
Cách lấy bệnh phẩm
Xét nghiệm được tiến hành trên huyết thanh
Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn 8h trước khi lấy máu xét nghiệm. Bệnh nhân không được uống rượu trong vòng 24h trước khi lấy máu xét nghiệm.
Ghi chú
Có thể bảo quản bệnh phẩm trong vòng 24h ở 4°c. Tuy vậy, phải tiến hành tương đối nhanh quá trình tách hồng cầu để tránh bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu.
Giá trị của gamma GT bình thường
- Nam: 5-38 U/L hay 5 - 38 IU/L
- Nữ: 5 - 29 U/L hoy 5 - 29 IU/L
- Trẻ nhỏ: 3 - 30 U/L hay 3 - 30 IU/L
- Trẻ lớn: lớn gấp 5 giá trị được thấy ở trẻ nhỏ.
Vai trò của xét nghiệm máu Gamma GT
Y học hiện nay thường xuyên sử dụng xét nghiệm này bởi những tác dụng mà phương pháp mang lại là rất lớn.
- Giúp phát hiện những bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu bia, nghiện rượu nặng nhưng lại luôn phủ nhận. Đồng thời theo dõi để có biện pháp cai rượu hợp lý và đạt được kết quả cao.
- Phát hiện sớm những thay đổi ở gan, trong đó có các bệnh nguy hiểm như : mẹ gan tăng cao, xơ gan, viêm gan siêu vi ung thư gan...để kịp thời có cách xử lý và điều trị.
- Ngoài ra còn giúp phát hiện các bệnh ở thận, mật, tim như: suy tim, bệnh tiểu đường, viêm tụy...
Ý nghĩa của xét nghiệm gamma GT mang lại
Xét nghiệm GGT có thể chẩn đoán được tổn thương gan nhưng không xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu nồng độ GGT tăng có thể người bệnh cần phải tiến hành thêm một số xét nghiệm khác. Nhìn chung nồng độ GGT đo được càng cao thì thiệt hại đến gan càng lớn.
Một số nguyên nhân có thể làm tăng nồng độ GGT là:
- Lam dụng rượu
- Viêm gan siêu vi mạn tính
- Lưu lượng máu đến gan giảm
- U gan
- Xơ gan
- Lam dụng một số loại thuốc hoặc chất độc
- Suy tim
- Bệnh tiểu đường
- Viêm tụy
Xét nghiệm GGT thường được thực hiện cùng với xét nghiệm ALP, đo nồng độ một enzyme khác trong gan là , phosphatase kiềm (ALP). Nếu nồng độ cả GGT và ALP đều tăng cao, người bệnh có thể có vấn đề về gan hoặc ống mật. Nếu nồng độ GGT bình thường nhưng ALP lại tăng cao, các bệnh về xương có thể là nguyên nhân tiềm ẩn. Bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm GGT trong trường hợp này để xác định chính xác nguyên nhân.
Kiểm tra chức năng gan với dịch vụ Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
Trong môi trường sống hiện đại ngày nay, với việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiiễm môi trường, cùng các thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm không an toàn khiến nhiều người lo lắng về chức năng gan của mình. Chính vì vậy, HoiBenh Home đã cung cấp một gói xét nghiệm chức năng gan, men gan giúp bạn có thể đánh giá tình trạng của gan thời điểm hiện tại.
Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home hiện đang là luồng gió mới trên thị trường y tế, là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế cùng hệ thống các phòng lab hiện đại hàng đầu càng nước.
Gói xét nghiệm chức năng gan và men gan này giúp cho bạn có thể đánh giá được tình trạng làm việc của gan, men gan hiện tại để kịp nắm bắt tình trạng sức khỏe và lựa chọn phương pháp điều trị .
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà HoiBenh Home
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của HoiBenh Home được cập nhật phía cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Chỉ số GGT, AST, ALT bao nhiêu là cao?
- Đọc kết quả GGT, AST, ALT trong xét nghiệm gan