Xét nghiệm AMH khi nào?
AMH (Anti Mulerian Hocmon) có bản chất là glycoprotein lưu hành trong máu người. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về vấn đề Xét nghiệm AMH khi nào và tập trung vào những đối tượng là nữ giới.
Xét nghiệm AMH khi nào?
Chỉ số AMH là gì?
Ở nữ giới, trong tiền nang noãn của buồng trứng chế xuất ra AMH nhờ vào các tế bào hạt granulosa. Xét nghiệm nồng độ AMH trong máu sẽ phản ánh trữ lượng tiền nang noãn và khả năng sinh trứng của buồng trứng, đánh giá được khả năng sinh sản của buồng trứng.
AMH vốn chỉ được sản xuất trong nang buồng trứng nhỏ, vì vậy mà chất này đã được sử dụng để đo kích thước của hồ của nang trứng, phản ánh quy mô của nguồn cung cấp trứng, hay còn gọi là khả năng “dự trữ buồng trứng”.
Ở nữ lớn tuổi, kích thước hồ của nang trứng giảm, mức độ AMH trong máu và số lượng nang buồng trứng nhỏ có thể nhìn thấy trên siêu âm cũng giảm.
Hiểu về dự trữ buồng trứng
Khái niệm này nói về số lượng trứng có chất lượng tốt còn lại trong buồng trứng. Giống như nam giới sản xuất tinh trùng mới liên tục thì phụ nữ được sinh ra có một nguồn trứng nhất định cung cấp suốt đời của họ. Do đó, việc đo đạc khả năng dự trữ buồng trứng có thể là một phần quan trọng của việc đánh giá khả năng sinh sản và tiềm năng của dự trữ buồng trứng của bạn bao gồm:
- Quyết định trì hoãn việc thành lập gia đình.
- Dự trữ buồng trứng thấp gây khó khăn trong việc điều trị khả năng sinh sản.
- Nếu một phụ nữ có dự trữ buồng cao bất thường thì có khả năng bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)..
- Quyết định liều thuốc tốt nhất để sử dụng phương pháp điều trị khả năng sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) .
Ở nam giới, AMH được chế xuất từ những tế bào sinh tinh trong tinh hoàn gọi là tế bào Sertoli. Xét nghiệm nồng độ AMH trong máu sẽ phản ánh trữ lượng tiền tinh trùng và khả năng sinh tinh của tinh hoàn.
Phụ nữ cần xét nghiệm AMH khi nào?
- Hiếm muộn, vô sinh, buồng trứng đa nang.
- Suy buồng trứng sớm ,rối loạn kinh, kinh ít, thưa kỳ và vô kinh
- Theo dõi hiệu quả quá trình điều trị vô sinh
- Ung thư buồng trứng.
- Tiên lượng mãn kinh: nếu AMH < 0,2 ng/mL, lứa tuổi 35-39 sẽ mãn kinh sau 10 năm, lứa tuổi 45 – 48 sẽ mãn kinh sau 6 năm
Hiểu các kết quả xét nghiệm AMH ở nữ giới
Xét nghiệm AMH trong máu vào bất kỳ thời gian nào mà không phụ thuộc vào chu kỳ kinh.
- Nồng độ AMH bình thường luôn luôn rơi vào khoảng từ 2 – 6,8 ng/ml
- Nồng độ AMH thấp:
- AMH giảm dần theo tuổi tác. Khi một người phụ nữ bắt đầu có kinh cho đến mãn kinh, chỉ số xét nghiệm AMH sẽ luôn luôn giảm theo đồ thị hướng đi xuống và cuối cùng về mức zero.
- Khi AMH < 1ng/ml thì kết luận buồng trứng yếu, dự trữ trứng giảm.
- Nồng AMH 15 ng/ml - 20ng/ml được kết luận là cao và quá cao.
Ngoài ra, các sai số của các xét nghiệm AMH có thể xảy ra là do phương pháp tiến hành, thiết bị và kỹ thuật đo và chuẩn tham khảo.
Các bệnh lý trong xét nghiệm chỉ số AMH
1. Phụ nữ có nồng độ AMH thấp
AMH < 1ng/ml hầu hết là khó có thai.
Nếu kết quả điều trị Bổ Buồng Trứng có đáp ứng thì nang noãn hoạt động mạnh, tế bào hạt gia tăng sản xuất AMH, nên chỉ só AMH sẽ tăng cao trong mức độ nào đó. Điều này cho phép bệnh nhân chuyển sang goai đoạn kích trứng bằng phương pháp Tây y.
Nhưng có những trường hợp buồng trứng quá yếu, Bổ Buồng Trứng không đáp ứng điều trị thì không nên kích trứng .Vì trứng thu được ít, mà không có trứng loại I, nên cơ hội đậu thái vô cùng hiếm. Trường hợp này nên xin trứng để làm TTON (IVF).
2. Phụ nữ có nồng độ AMH quá cao
- Hội chứng buồng trứng đa nang: nồng độ AMH trong máu thường > 6,8 ng/mL.
- Kích trứng bằng uống như Clomid, Serophene, Clostilbegyt, Duinum, Profertil, Ovophene, Ovuclon... AMH quá cao sẽ gây thất bại khá nhiều.
- Kích trứng bằng thuốc tiêm: nếu AMH quá cao sẽ khó canh liều và dễ xảy ra quá kích. Có thể phình to buồng trứng và vỡ buồng trứng.
- Buồng trứng yếu: nếu AMH tăng vừa phải thì sẽ đáp ứng điều trị tình trạng trứng yếu, nhỏ, lép... khá tốt.
- Ung thư tế bào granulosa buồng trứng ( độ nhạy khoảng 76 đến 93%). AMH giảm vài ngày sau phẫu thuật khối u buồng trứng. Nếu AMH tăng lại sau một thời gian đã phẫu thuật cho phép kết luận ung thư tái phát.
AMH là gì? Xét nghiệm AMH khi nào? Cách hiểu về kết quả xét nghiệm chỉ số AMH... Bài viết trên đã giúp bạn trả lời được hết những câu hỏi và thắc mắc trên rồi. Bạn hãy đi xét nghiệm AMH ngay nếu có những dấu hiệu như trong bài viết để đảm bảo sức khỏe và tương lai của bạn nhé.
Xem thêm:
- Chỉ số AMH bao nhiêu là tốt?
- Làm thế nào để tăng chỉ số AMH?