Vui cùng chiến tích của U23 Việt Nam nhưng cẩn thận ngộ độc rượu

Vậy, để những màn “ăn mừng” trong không khí chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam hạn chế được số người nhập viện do ngộ độc rượu giả, bạn cần biết phân biệt say rượu và ngộ độc rượu, xử lý khi say rượu... Chính vì thế trước khi ngồi vào các bàn nhậu để ăn mừng, bạn nên lưu ý một vài thông tin sau đây nhé!

Vui cùng chiến tích của U23 Việt Nam nhưng cẩn thận ngộ độc rượu Vui cùng chiến tích của U23 Việt Nam nhưng cẩn thận ngộ độc rượu

Sau chiến thắng đầy cảm xúc của U23 Việt Nam trước U23 Qatar để giật tấm vé vào chung kết giải U23 châu Á 2018 lịch sử, hình ảnh ăn mừng chiến thắng của các cổ động viên đổ ra các tuyến phố rất đông, rất náo nhiệt. Không khí ăn mừng cũng diễn ra trên khắp các tỉnh thành trên cả nước. Đông đảo người dân xuống đường ăn mừng bằng đủ kiểu độc đáo, và chắc hẳn trong những cuộc vui này không thể không có rượu. Nhưng sẽ chẳng còn vui nữa nếu không biết giữ mình và để bị ngộ độc rượu.

Vậy, để những màn “ăn mừng” trong không khí chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam hạn chế được số người nhập viện do ngộ độc rượu giả, bạn cần biết phân biệt say rượu và ngộ độc rượu, xử lý khi say rượu... Chính vì thế trước khi ngồi vào các bàn nhậu để ăn mừng, bạn nên lưu ý một vài thông tin sau đây nhé!

Một vài thông tin cần biết về ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu là hậu quả nhiễm độc nhất thời khi uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể, nhất là rượu chứa methanol hoăc ethanol.

Methanol là một loại cồn công nghiệp, không dùng để uống. Độc tính của methanol cao, nguy hiểm, gây tổn thương nặng nhiều cơ quan và rất dễ tử vong. Tại Việt Nam, bệnh nhân ngộ độc methanol thường do uống phải rượu được pha trộn với cồn công nghiệp bán lậu hoặc trôi nổi ngoài thị trường. Bệnh nhân ngộ độc methanol có khả năng được cứu sống nếu uống với số lượng ít, được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tích cực.

Rất khó để phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu có pha cồn methanol do biểu hiện của ngộ độc chất methanol giống hệt biểu hiện của say rượu.

vicare.vn-vui-cung-chien-tich-cua-u23-viet-nam-nhung-can-than-ngo-doc-ruou-body-1

Methanol vào trong cơ thể được chuyển hóa thành chất độc, phát tác chậm. Độc tính của methanol tác động chủ yếu lên thần kinh, đặc biệt là thần kinh điều khiển thị giác, vì vậy thường có biểu hiện loạng choạng, hoa mắt giống hệt cảm giác say rượu khiến người đã uống rượu hay lầm tưởng là say nhưng thực chất là bị ngộ độc. Nếu để lâu, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng tím tái, hôn mê, co giật, rối loạn điện giải, tụt huyết áp.

Trường hợp được cứu sống, bệnh nhân cũng có nhiều di chứng về thần kinh. Người ngộ độc methanol nhẹ thì mù mắt, nặng có thể tử vong. Sau khoảng 1-2 ngày bị ngộ độc methanol, bệnh nhân có dấu hiệu mù mắt, sau đó dẫn đến trụy mạch, viêm gan, nhiễm độc và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Cách để phân biệt giữa ngộ độc rượu và say rượu

Có thể dựa vào những dấu hiệu sau để phân biệt giữa say rượu và ngộ độc rượu để có phương án kịp thời đưa nạn nhân tới các cơ sở y tế cấp cứu.

Say rượu

  • Chếnh choáng
  • Nói líu lưỡi
  • Phối hợp cơ thể kém
  • Mất thăng bằng
  • Buồn nôn, nôn

Ngộ độc rượu

Các triệu chứng nhiễm độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống nhưng có thể muộn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng mà bệnh nhân uống, bệnh nhân có uống cùng ethanol hay không (xuất hiện triệu chứng chậm hơn) và tình trạng folate của bệnh nhân. Ngộ độc rượu thường có hai giai đoạn:

Giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu)

Vì triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bệnh nhân chủ quan và bỏ qua hoặc trẻ nhỏ không được phát hiện.

Giai đoạn biểu hiện ngộ độc rõ tiếp theo sau

  • Thần kinh: lúc đến viện thường tỉnh táo và kêu đau đầu, chóng mặt, sau đó quên, bồn chồn, hưng cảm, ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật.
  • Mắt: lúc đầu chưa biểu hiện, sau đó nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị (ánh sáng chói, các chấm nhảy múa, nhìn thấy đường hầm...). Đồng tử phản ứng kém với ánh sáng, soi đáy mắt thấy gai thị xung huyết, sau đó phù võng mạc lan rộng dọc theo các mạch máu đến trung tâm đáy mắt, các mạch máu cương tụ, phù gai thị, xuất huyết võng mạc. Đồng tử giãn cố định là dấu hiệu của ngộ độc nặng và tiên lượng xấu. Các dấu hiệu thấy khi soi đáy mắt không tương quan với dấu hiệu nhìn của bệnh nhân nhưng thực sự tương quan với mức độ nặng của ngộ độc. Khi ngộ độc nặng có thể có xuất huyết hoặc nhồi máu nhân bèo, tụt não.
  • Dấu hiệu sinh tồn: nhịp tim nhanh, thở nhanh và sâu (kiểu thở kussmaul), huyết áp thường bình thường cho đến khi tử vong. Trước khi có các biện pháp điều trị đặc hiệu như hiện nay, bệnh nhân thường tử vong do ngừng thở.

vicare.vn-vui-cung-chien-tich-cua-u23-viet-nam-nhung-can-than-ngo-doc-ruou-body-2

Xử lý sau khi uống rượu

Nên làm

  • Khi bệnh nhân bị ngộ độc rượu, nhất là có rối loạn ý thức, nguyên tắc cấp cứu cơ bản ban đầu là phải đảm bảo thông thoáng đường hô hấp bằng cách cho bệnh nhân nằm đầu cao và tư thế nghiêng an toàn. Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái.
  • Uống nhiều nước để không bị mất nước khi nôn liên tục. Uống nước ấm tốt hơn nước lạnh. Nên uống thêm các loại nước: Nước chanh, nước cam vắt, nước ép bưởi, sinh tố chuối, nước các loại đậu ninh nhừ (đặc biệt là đậu xanh), uống nhiều lần sẽ giải được ngộ độc rượu dạng nhẹ.
  • Nếu người uống rượu say ngủ, người nhà hãy để yên cho họ ngủ. Tuy nhiên, cứ vài tiếng phải đánh thức dậy cho ăn cháo loãng. Tránh trường hợp đói sẽ bị hạ đường huyết rất nguy hiểm.
  • Nếu bệnh nhân không tỉnh hoặc tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị... cần phải đưa tới bệnh viện khám.

Không nên làm

  • Không nên cho bệnh nhân uống những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
  • Không nên uống thêm vitamin B1, acid folic... một cách tùy tiện, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

vicare.vn-vui-cung-chien-tich-cua-u23-viet-nam-nhung-can-than-ngo-doc-ruou-body-3

Hãy tự bảo vệ sức khỏe mình, đặc biệt là những CĐV trong dịp ăn mừng U23 Việt Nam vào chung kết trong thời gian này, sẽ không thể thiếu vắng những cuộc ăn uống trên bàn nhậu. Uống rượu “quá chén” gây rất nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Vì vậy, bạn nên tiết chế, điều độ. Nên hạn chế uống rượu hoặc phải chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trường hợp người uống rượu rơi vào tình trạng lẫn lộn, gọi không đáp, nói không ra tiếng, thở khò khè, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn và đau bụng, co giật... thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. Khi tiếp nhận bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc methanol, nhân viên y tế phải chuyển bệnh nhân tới trung tâm y tế có khả năng hồi sức và lọc máu sớm nhất khi có thể.

Hãy là những cổ động viên ăn mừng chiến thắng của U23 Việt Nam có ý thức chấp hành pháp luật, cổ vũ có văn hóa. Bên cạnh đó cũng đừng quên bảo vệ sức khỏe bản thân và phòng tránh bị ngộ độc rượu bạn nhé!