Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không?
Nếu bạn hay người thân của bạn đang bị viêm tai giữa mà không được điều trị đúng cách sẽ gây nên tình trạng viêm tai giữa mạn tính. Vậy vấn đề được quan tâm là “Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không?”
Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa mạn tính là hiện tượng nhiễm trùng một phần hoặc toàn bộ tai giữa kéo dài trên 6 tuần. Đây là một bệnh lý rất khó điều trị và thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu bạn hay người thân của bạn đang bị viêm tai giữa mà không được điều trị đúng cách sẽ gây nên tình trạng viêm tai giữa mãn tính. Vậy vấn đề được quan tâm là “Viêm tai giữa mạn tính có nguy hiểm không?”
Tình trạng viêm tai giữa cấp tính kéo dài dẫn đến bệnh lý viêm tai giữa mạn tính hay còn gọi là thối tai kinh niên. Nguyên nhân của viêm tai giữa là do sự xâm lấn của vi trùng từ ống tai qua qua lỗ thủng trên màng nhĩ hoặc từ mũi họng lan ra tai giữa thông qua vòi nhĩ.
Phân loại bệnh viêm tai giữa mạn tính
Viêm tai giữa mạn tính được chia làm hai loại:
- Loại 1: viêm tai giữa mạn tính không có cholesteatoma., loại này thường có ít biến chứng hơn
- Loại 2: viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma. Tiên lượng loại thường xấu hơn vì nó có thể gây nên vấn đề về xương.
Các triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm tai giữa
Cũng giống như các bệnh lí khác, viêm tai giữa mạn tính cũng có những biểu hiện cơ bản. Các triệu chứng của bệnh này thường gặp là:
- Sốt, chóng mặt, chán ăn
- Sưng, đau nhức, ù tai
- Chảy nước dịch hoặc mủ ra ngoài tai kéo dài
Hậu quả của bệnh viêm tai giữa mạn tính
Việc điều trị viêm tai giữa mạn tính không quá khó khăn. Tùy theo từng mức độ để có phương pháp hợp lí: nhẹ thì có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc nặng hơn thì sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ đi các phần viên nhiễm. Nhưng nếu bạn chủ quan để các biểu hiện như trên kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ gây nên những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
- Gây nên thủng màng nhĩ: do mủ bị tích tụ quá nhiều trong tai không thể thoát được gây áp lực khiến màng nhĩ tự thủng để mủ chảy ra ngoài
- Giảm hay gây mất thính lực lâu dài: các chất nhầy, dịch mủ tích tụ quá lâu gây ảnh hưởng tới chuỗi xương tai và màng nhĩ dẫn đến tình trạng giảm thính lực hay mất hoàn toàn thính lực
- Gây viêm xương chũm: đây là biến chứng nguy hiểm nhất. Nguyên nhân cũng do mủ tích lâu trong tai gây nên. Từ viêm xương chũm có thể ảnh hưởng tới dây thàm kinh gây liệt mặt ngoại biên hoặc ảnh hưởng tới nội sộ gây viêm màng não, áp-xe não, áp-xe ngoài màng cứng... dẫn tới tử vong.
Các biến chứng của bệnh viên tai giữa mạn tính khá nguy hiểm đặc biệt có thể dẫn tới tử vong cho người bệnh. Nhưng nếu được điều trị đúng phương pháp, kịp thời thì bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị hoàn toàn. Nếu như có bất kì triệu chứng bất thường nào ở tai, bạn nến đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để kiểm tra. Ngoài ra việc luôn giữ vệ sinh tai, mũi, họng cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh viêm tai giữa.