Viêm mũi ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm

Trẻ nhỏ dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài như thời tiết, khói bụi hay ô nhiễm... dẫn đến các bệnh về đường hô hấp mà một trong số đó là chứng viêm mũi dị ứng. Viêm mũi ở trẻ sơ sinh là bệnh thông thường song nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách nguy cơ xảy ra biến chứng là rất lớn.

Viêm mũi ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm Viêm mũi ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm

Trẻ nhỏ dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài như thời tiết, khói bụi hay ô nhiễm... dẫn đến các bệnh về đường hô hấp mà một trong số đó là chứng viêm mũi dị ứng. Viêm mũi ở trẻ sơ sinh là bệnh thông thường song nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách nguy cơ xảy ra biến chứng là rất lớn.

Nguyên nhân gây viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm mũi ở trẻ em có đặc điểm là hay tái phát, những lần tái phát có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nhất là ở trẻ sơ sinh. Trên 80% trẻ mắc bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng một số loại virus, vi khuẩn như: Adeno virus, Rhino virus, liên cầu khuẩn.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh mắc căn bệnh này là do bị dị ứng với các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo hay hóa chất có trong sản phẩm chăm sóc chó bé. Khi gặp phải những tác nhân đó lớp niêm mạc của mũi sẽ bị kích thích và gây ra phản ứng viêm.

vicare.vn-viem-mui-o-tre-so-sinh-co-the-nguy-hiem-body-1

Bệnh thường xảy ra ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc có bố mẹ cũng mắc căn bệnh này. Bệnh viêm mũi dị ứng thường khởi phát mạnh vào mùa xuân. Lúc đó không khí có khá nhiều phấn hoa, kèm theo độ ẩm không khí thấp tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và gây bệnh cho bé.

Chu kỳ phát triển bệnh ở trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 – 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo, sau đó giảm dần.

Dấu hiệu viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở trẻ nhỏ khoảng độ tuổi từ 6 tháng tuổi tới 8 tháng tuổi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch còn kém, khi trẻ hít không khí từ ngoài vào đến phổi, các tác nhân gây bệnh dễ đi vào theo.

Dấu hiệu ở trẻ bị viêm mũi:

  • Một đợt sốt cao đột ngột, dao động từ 39 – 40 độ C, kéo dài liên tục từ 2-3 ngày.
  • Trẻ quấy khóc do cảm thấy bứt rứt, ăn uống kém, đôi khi còn bị nôn ói, tiêu chảy.
  • Ho, ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc dịch mũi nhầy có mủ.
  • Xuất hiện tình trạng khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Trẻ bị nghẹt mũi nên sẽ gặp khó khăn khi bú.
  • Nếu nước mũi chảy vào trong cổ họng sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ và có thể bị tiêu chảy.

Biến chứng viêm mũi ở trẻ sơ sinh

Sốt cao có thể khiến trẻ bị co giật là những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Đặc biệt một trong những biến chứng nguy hiểm có khả năng xảy ra nhiều nhất là viêm tai giữa. Trẻ lớn có thể bảo với phụ huynh bằng cách kêu đau, trẻ sơ sinh sẽ biểu hiện bằng cách dùng tay dịu liên tục vào tai.

vicare.vn-viem-mui-o-tre-so-sinh-co-the-nguy-hiem-body-2

Nặng hơn trẻ có thể bị chảy mủ tai, viêm xoang cấp được biểu hiện bằng tiếng khóc khàn, trẻ gặp vấn đề với đường thở – khó thở, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang cấp...

Nếu trẻ viêm mũi họng mà nguyên nhân gây bệnh là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A thì nguy cơ cao có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm khớp hoặc viêm thấp tim... ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển và thể lực của trẻ về sau.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi ở trẻ em thường xuất hiện lúc thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi nóng – lạnh đột ngột. Để phòng bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần được đảm bảo giữ ấm, tránh gió lùa trực tiếp vào cổ họng trẻ sơ sinh.

Vệ sinh mũi thường xuyên để loại bỏ gỉ mũi, chất nhầy. Khi vệ sinh rửa mũi, các mẹ nên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Thường xuyên vệ sinh mũi sẽ góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì, viêm xoang....

Đặc biệt chú ý khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi bỗng nhiên có sốt cao thì cần đề phòng biến chứng viêm tai giữa bằng cách dùng ngay kháng sinh toàn thân. Nếu tai có chảy mủ, phụ huynh cần tiến hành xử lý bằng cách đặt ống dẫn lưu để tránh biến chứng thủng màng nhĩ.

Bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nếu các mẹ chủ động phòng tránh cho trẻ bằng các biện pháp vệ sinh. Hạn chế đưa trẻ vào những nơi có không khí ô nhiễm, khói thuốc lá. Tránh để trẻ thay đổi thân nhiệt đột ngột. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa nhận chỉ định từ bác sĩ. Khi thấy triệu chứng viêm mũi dị ứng kéo dài trên 7 ngày và có các dấu hiệu khàn tiếng, đau tai, khó thở, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi ở trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên tham khảo để có biện pháp phòng tránh cho các bé vào thời tiết mùa đông nhiệt độ giảm xuống gây lạnh đột ngột. Chúc các bé và gia đình bạn luôn khỏe mạnh.