Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh là vấn đề mà mỗi bậc cha mẹ nào cũng lo lắng. Nhất là đang trong thời điểm thời tiết đang giao mùa, trẻ con rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây để biết rõ hơn về căn bệnh này ở trẻ.
Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh
Viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh là vấn đề mà mỗi bậc cha mẹ nào cũng lo lắng. Nhất là đang trong thời điểm thời tiết đang giao mùa, trẻ con rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết rõ hơn về căn bệnh này ở trẻ.
1. Viêm mũi họng cấp là gì?
Bệnh viêm mũi họng cấp là một trong những căn bệnh thường gặp nhiều nhất về các bệnh đường hô hấp. Bệnh thường chỉ xảy ra ở trẻ em độ tuổi từ 6 tháng - 8 tuổi. Bệnh hình thành do niêm mạc mũi họng bị viêm sưng bởi các tác nhân virus, vi khuẩn có hại tấn công. Đây vốn là một căn bệnh cấp tính thông thường, tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh những bệnh gây ra khá nhiều khó chịu cho người bệnh, đồng thời cũng cần phải cẩn thận với một số biến chứng có thể xảy ra.
2. Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp ở trẻ
Rất nhiều các bậc làm cha làm mẹ coi thường thời tiết đang giao mùa,chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe của con em mình. Vì vậy, trẻ rất dễ bị gặp phải các vấn đề về hô hấp như viêm mũi họng. Những nguyên nhân chính gây bệnh viêm mũi họng thường gặp ở trẻ như:
- Do thời tiết thay đổi, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, nhất là đang trong thời điểm giao mùa như mùa xuân, mùa đông xuân, thời tiết lạnh và ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Môi trường sống không đảm bảo, khói bụi, ô nhiễm, nhà cửa quá thông thoáng, không kín gió dễ dàng bị virus xâm nhập và trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất.
- Trẻ bị suy giảm hệ thống miễn dịch, sức đề kháng yếu, không được nuôi bằng sữa mẹ dễ bị mắc các bệnh về viêm mũi họng hơn trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.
- Những trẻ có cơ địa yếu, đẻ non, suy dinh dưỡng cũng có khả năng mắc bệnh viêm mũi họng cao hơn trẻ bình thường.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm mũi họng cấp
Trẻ sơ sinh bị viêm mũi họng thường có dấu hiện sốt, hay quấy khóc hơn ngày thường, lười ăn, ăn ít, kèm tiêu chảy. Đặc biệt là trẻ bị ngạt mũi, khó thở, chảy nước mũi, bị ho thì phải biết ngay là dấu hiệu bệnh viêm mũi họng.
Các mẹ có thể tự kiểm tra viêm mũi họng cho trẻ bằng cách quan sát thấy niêm mạc họng bị xung huyết đỏ, tăng tiết dịch nhầy bóng, nhưng không có mũ và giả mạc. Viêm mũi họng thường kéo dài khoảng 2 - 4 ngày sau đó triệu chứng giảm dần trẻ có thể khỏi nhưng rất dễ tái phát lại. Do đó, các mẹ cần phải phát hiện kịp thời và phòng bệnh cho con hiệu quả nhất.
4. Những cách phòng bệnh viêm mũi họng ở trẻ sơ sinh
Để trẻ có một sức khỏe tốt nhất trong thời tiết đang giao mùa như hiện nay, mẹ cần có những kiến thức cơ bản để bảo vệ trẻ, những cách tốt nhất để trẻ không bị mắc bệnh viêm mũi họng là:
- Luôn giữ cho phòng của bé ở ấm cúng vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. Tránh để gió lùa trực tiếp vào phòng, ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ.
- Vệ sinh thường xuyên nhà cửa, nơi bé ngủ, sinh hoạt.
- Vệ sinh mũi thường xuyên cho bé bằng nước muối sinh lí, nhằm loại bỏ chất nhầy, dịch trong mũi. Khi vệ sinh mũi cho bé, mẹ nên dùng nước ấm hoặc nước đun sôi. Khi vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé, bé sẽ tránh được những bệnh viêm nhiễm như hô hấp, nghẹt mũi, hắc xì, viêm xoang...
- Khi thấy trẻ có những biểu hiện như sổ mũi, ho nhiều, khó thở, khan tiếng.. mẹ cần đưa bé đến ngay các trung tâm khám chữa bệnh cho trẻ để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mũi họng cấp ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết trong quá trình chăm sóc trẻ. Khi thấy bé có triệu chứng của bệnh, bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để các bác sĩ có những biện pháp điều trị kịp thời để sức khỏe của bé luôn được đảm bảo.