Viêm màng não mô cầu là bệnh gì?
Bệnh viêm màng não mô cầu hình thành bởi vi khuẩn có tên gọi Neisseria meningitidis (hay còn gọi là khuẩn màng não cầu). Vi khuẩn này được chia thành 13 nhóm huyết thanh được ký hiệu bằng các chữ trong bảng chữ cái như A, B và C. Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ cung cấp thông tin để giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.
Viêm màng não mô cầu là bệnh gì?
1. Viêm màng não mô cầu là bệnh gì?
Viêm màng não mô cầu là tình trạng bệnh viêm màng bao quanh não và tủy sống của con người. Bệnh viêm màng não mô cầu rất nghiêm trọng và nó có thể gây tử vong cho người bệnh chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn. Trong khi hầu hết các bệnh nhân bị mắc bệnh viêm màng não mô cầu khi bệnh chưa kịp chữa khỏi nhưng bệnh có thể gây ra các thương tật vĩnh viễn khác ở người bệnh như gây tổn thương não, làm mất thính lực và học tập kém. Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra viêm màng não.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mô cầu:
Những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm màng não mô cầu chính là do khuẩn Streptococcus nhóm B, Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Neisseria meningitidis và Listeria monocytogenes. Trong đó, viêm màng não mô cầu do khuẩn Neisseria meningitidis gây ra.
Một số người bệnh có vi khuẩn gây viêm màng não mô cầu ở họng mà không gây bệnh nhưng họ lại có thể làm lan truyền vi khuẩn cho những người khác và gây cho người đó bị mắc bệnh
Thông thường, khuẩn màng não cầu khó lây. Chúng chỉ truyền từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc gần kéo dài và thường xuyên như trong gia đình hoặc tiếp xúc thân mật bởi ở trong dịch tiết nhiễm khuẩn từ mũi và họng. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng tiếp xúc qua nước bọt ở mức độ thấp khó có khả năng làm lây truyền vi khuẩn viêm màng não mô cầu. Trong thực tế, nước bọt đã được chứng minh là giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn.
Khuẩn màng não cầu thường chỉ thấy ở người và thường chúng không thể sống quá vài giây bên ngoài cơ thể con người. Bạn sẽ không thể bị lây bệnh viêm màng não mô cầu từ môi trường bên ngoài và động vật. Bạn cũng không thể bị nhiễm vi khuẩn này từ nguồn nước, bể bơi, hay các tòa nhà hoặc nhà máy.
Bệnh viêm màng não mô cầu có thể xảy ra quanh năm, nhưng nó thường phổ biến hơn vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Tuy ít gặp, nhưng đây là một căn bệnh nặng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Những nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất thường là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi.
3. Triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu
Khuẩn màng não cầu có thể phát triển thành bệnh viêm màng não mô cầu xâm lấn và gây ra một loạt các triệu chứng cho người bệnh. Nếu bạn thấy có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, thì hãy đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Các triệu chứng ở trẻ nhỏ và trẻ dưới 1 tuổi: Các triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu xâm lấn ở trẻ nhỏ và trẻ dưới 1 tuổi có thể bao gồm : Sốt, quấy khóc, bỏ bú, rên, cực kỳ mệt mỏi, trẻ sẽ không thích bế ẵm, thường buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, lơ mơ, hay co giật, xuất hiện phát ban thành những chấm đỏ hoặc tím hoặc đôi khi là đám bầm tím lớn.
Triệu chứng ở trẻ lớn và người lớn có thể gồm: đau đầu, sốt, chán ăn, bị cứng gáy, thường khó chịu khi nhìn vào ánh sáng, có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, bị tiêu chảy, đau hoặc nhức mỏi cơ, khớp đau hoặc sưng, gặp khó khăn đi lại, luôn cảm giác không khỏe, lơ mơ, bất tỉnh, xuất hiện các nốt phát ban là những chấm màu đỏ hoặc tím hoặc vết bầm tím lớn.
4. Biến chứng của bệnh viêm màng não mô cầu
Người mắc bệnh viêm màng não mô cầu có thể bị những tình trạng sau:
- Viêm màng não (có các dấu hiệu bao gồm cứng gáy, sốt, lơ mơ, kích thích vật vã và bỏ hoặc chán ăn)
- Bị nhiễm trùng huyết
- Bị viêm phổi
- Bị viêm khớp
- Gây tổn thương não vĩnh viễn
- Nặng hơn còn có thể dẫn đến tử vong.
Các biến chứng như bệnh nhiễm trùng huyết và viêm màng não là những cấp cứu y tế. Nếu bạn thấy ai đó có những triệu chứng nghi ngờ của bệnh viêm màng não mô cầu hoặc nhiễm trùng huyết như mô tả ở trên, thì hãy đưa họ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Khoảng 1/4 số người bệnh sau khi khỏi bệnh viêm màng não mô cầu sẽ bị những di chứng của bệnh. Hầu hết các vấn đề này sẽ thuyên giảm theo thời gian. Một số những di chứng hay gặp của bệnh là: điếc một hoặc hai bên tai, ù tai, đau đầu, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, đau và cứng khớp, hay suy giảm trí tuệ
5. Điều trị bệnh viêm màng não mô cầu
Nếu nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não mô cầu, người bệnh sẽ ngay lập tức được các bác sĩ tiêm kháng sinh (thường là thuốc penicillin). Người bị bệnh viêm màng não mô cầu gần như luôn phải nhập viện và có thể cần phải nằm điều trị ở khoa hồi sức tích cực.
Nếu người bệnh được điều trị càng sớm thì những tổn thương do bệnh gây ra sẽ càng ít đi. Bạn cần phải nhớ đây là một bệnh nhiễm trùng không thể lường trước và nó có tiến triển rất nhanh chóng, cho dù được đã điều trị bằng phương pháp tốt nhất.
Đối với những người có tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh viêm màng não mô cầu thì không cần phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, những người có quan hệ rất gần gũi với người mắc bệnh có thể được dùng một liều kháng sinh dự phòng. Kháng sinh dự phòng có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn màng não cầu ở trong họng. Chúng không phải là thuốc dùng để điều trị viêm màng não và cũng không hoàn toàn ngăn chặn được bệnh ở tất cả những người sử dụng thuốc.
Địa chỉ khám chữa viêm màng não uy tín
Tại Hà Nội
Khoa Nội thần kinh - Bệnh viện 108
Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 6278 4146
Khoa có chức năng thu dung, điều trị các bệnh về chuyên ngành Thần kinh như đau cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, loạn thần kinh chức năng, động kinh, Parkinson, viêm đa dây thần kinh, viêm não tuỷ, các bệnh thoái hoá hệ thần kinh, xơ cột bên teo cơ, nhược cơ, xơ não tuỷ rải rác. Là cơ sở đào tạo sau đại học ở bậc học Tiến sĩ chuyên ngành Thần kinh, tham gia đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II của bệnh viện.
Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai
Thành lập ngày 2 tháng 12 năm 1956, lúc đầu là khoa Tinh thần kinh Bệnh viện Bạch mai và bộ môn Tinh thần kinh Trường Đại học Y dược khoa Hà nội. Từ năm 1969, hai ngành Thần kinh và tâm thần tách ra và hoạt động độc lập. Chuyên ngành Thần kinh học Việt nam không ngừng phát triển và trưởng thành. Tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh và lĩnh vực điều trị trong nhiều năm gần đây đã nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và phục vụ người bệnh. Quan hệ quốc tế ngày càng phát triển đã giúp cho chuyên ngành Thần kinh có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ hợp tác với các nước như Hoa kỳ, Pháp, úc, Nhật, Isarael và các nước ASEAN. Khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch mai là trung tâm hoạt động của hội Thần kinh học Việt nam và hội Thần kinh học Hà nội. Là thành viên của hội Thần kinh học ASEAN. Nhiều thầy thuốc là hội viên hội Thần kinh học Hoa kỳ, Pháp, hội nghiên cứu não quốc tế...Các thế hệ lãnh đạo của khoa đã và đang đóng góp rất nhiều cho sự phát triển liên tục của chuyên ngành Thần kinh học Việt Nam.
Bệnh viện xây dựng khoa mới với 2 khu nhà dành riêng cho khu vực điều trị bệnh nhân với 100 giường bệnh trong đó có 1 khu vực cấp cứu về thần kinh. Tiêu chuẩn hoá cán bộ: tất cả các bác sỹ sẽ có trình độ tối thiểu là cao học hoặc chuyên khoa I thần kinh trở lên được đào tạo chính quy và luôn luôn nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ hàng năm. Các điều dưỡng viên cũng được tiêu chuẩn hoá đào tạo và đào tạo lại thường xuyên. Đào tạo cử nhân điều dưỡng cho các điều dưỡng viên trẻ có nhiều triển vọng. Đẩy mạnh và phát triển các kỹ thuật cao về chuyên khoa, phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, can thiệp nội mạch, khoa cấp cứu, điều trị tích cực. Xây dựng, củng cố và phát triển khu vực cấp cứu về thần kinh.
Năm 1964, khoa Thần kinh là một trong những khoa đầu tiên trong bệnh viện được Đảng và nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3. Ngoài ra khoa còn nhận được bằng khen của thủ tướng chính phủ, của bộ y tế và công đoàn ngành y tế về các thành tích thi đua của chính quyền và công đoàn trong nhiều năm.
Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0242 5762 550
Tại TP. Hồ Chí Minh
Khoa Thần kinh - Bệnh viện Thống Nhất
Địa chỉ: 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Thời gian hoạt động: 07:00 – 17:00
Điện thoại: 028 3864 2142
Khoa Thần kinh là nơi điều trị cho các bệnh nhân tâm thần kinh mắc các bệnh như: tai biến mạch máu não, động kinh, parkinson, zona, thoái hóa cột sống...
Hàng năm khoa có 1 – 2 đề tài nghiên cứu khoa học, tập trung và các bệnh lý thần kinh và biến chứng của nó như: khảo sát tình trạng các yếu tố nguy cơ của đột quỵ thiếu máu não cấp, đặc điểm của sa sút trí tuệ ở bệnh nhân cao tuổi, di chứng tai biến mạch máu não – gánh nặng của gia đình và xã hội.
Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3855 4269
Khoa có đầy đủ các khu điều trị nội trú, ngoại trú và các phòng điện cơ, điện não. Ngoài ra, khoa Thần kinh còn phối hợp chặt chẽ cùng các phân khoa, phòng, đơn vị khác trong mọi hoạt động điều trị bệnh như khoa Phẫu thuật thần kinh, đơn vị Can thiệp Thần kinh, khoa Hồi sức...
Trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân là các bác sĩ đầu ngành, nhiều kinh nghiệm và là giảng viên của bộ môn Thần kinh Đại học Y Dược TPHCM, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM được xem là một trong những địa chỉ tin cậy về khám và điều trị các bệnh lý thần kinh.
Chức năng – Nhiệm vụ: Khám, chẩn đoán và điều trị: các bệnh thần kinh chung, bệnh Parkinson, run, loạn trương lực... viêm dây thần kinh, bệnh nhược cơ, viêm cơ, Alzheimer, động kinh, co giật, các chứng đau như đau đầu, đau thần kinh...