Viêm loét dạ dày - tá tràng và những điều bạn nên biết

Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh khá phổ biến. Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng chiếm khoảng 11% - 15% dân số và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 40-50 tuổi. Đối với căn bệnh này, làm thế nào biết được là mình có mắc bệnh không và cách phòng tránh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

Viêm loét dạ dày - tá tràng và những điều bạn nên biết Viêm loét dạ dày - tá tràng và những điều bạn nên biết

Khái niệm

Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những bệnh lý của dạ dày. Các vết loét phát triển trong niêm mạc dạ dày, thực quản dưới hay ruột non.

Tùy theo vị trí khác nhau của viêm và loét mà có các tên gọi: viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm hay loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, loét tá tràng, viêm cả dạ dày và tá tràng.

vicare.vn-viem-loet-da-day-ta-trang-va-nhung-dieu-ban-nen-biet1

Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Di truyền

Nếu có bất kỳ thành viên nào trong gia đình bị mắc bệnh, nguy cơ bị viêm loét dạ dày - tá tràng của bạn sẽ cao hơn.

Căng thẳng thần kinh (stress)

Khi bị căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng chức năng dạ dày, đường ruột. Khi đó axit dạ dày sẽ tăng cao, niêm mạc dạ dày - tá tràng bị tổn thương và hình thành vết loét.

Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP)

Trong số những người bị viêm loét dạ dày-tá tràng thì tỉ lệ do vi khuẩn này gây ra tới 70 – 90%. Vi khuẩn có thể đi vào cơ thể thông qua nước uống và thực phẩm. Khi vào cơ thể, chúng sinh sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tại đây chúng tiết ra các enzym, nội độc tố ... kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn mức bình thường và gây ra bệnh loét dạ dày-tá tràng

Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua con đường tiêu hóa: dùng chung bát đũa, bàn chải, hôn,...

vicare.vn-viem-loet-da-day-ta-trang-va-nhung-dieu-ban-nen-biet2

Hội chứng Zollinger-Ellison

Hội chứng Zollinger-Ellison là một bệnh lý đường tiêu hóa rất hiếm gặp, gây ra do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng, gọi là u gastrin.

Các khối u này làm tăng bài tiết hormon gastrin, từ đó dẫn tới dư axit trong dạ dày và phá hủy niêm mạc bảo vệ dạ dày.

Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng dạ dày

Các thuốc chống viêm corticoid ( betamethason, methylprednisolon, dexamethason...) và các thuốc chống viêm không Steroid ( aspirin, diclfenac, ibuprofen,...) sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày nếu dùng liên tục, kéo dài.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý

  • Rối loạn giờ giấc ăn uống: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá no, lúc lại nhịn đói, ăn quá khuya, ăn nhanh, vừa ăn vừa làm việc khác...
  • Sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,...
  • Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều chất béo, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng
  • Ăn quá nhiều muối: làm tăng hoạt động của vi khuẩn HP gây loét tiến triển nhanh hơn
  • Nguyên nhân khác: Bệnh nhân ung thư mắc phải do những tác dụng không mong muốn trong quá trình hóa trị, xạ trị...

Triệu chứng (biểu hiện)

Đau bụng

  • Đau bụng là dấu hiệu thường gặp nhất, đau là do axit dịch vị tấn công vào ổ loét
  • Đau âm ỉ vùng quanh rốn hoặc trên rốn, đôi khi có thể lan ra cả sau lưng
  • Đau tăng lên khi đói, ăn quá no, ăn không đúng giờ,.. hoặc vào ban đêm khi ngủ
  • Đau giảm khi ăn cái gì đó đặc biệt là bánh mì hoặc khi dùng các thuốc kháng axit dạ dày
  • Đau theo chu kỳ (có thể tự khỏi, sau đó đau trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần)

Buồn nôn, nôn

Khi bị viêm loét, môn vị sẽ bị hẹp lại thức ăn lâu xuống được tá tràng sẽ ứ đọng lại dạ dày. Trong các chất nôn cũng có thể thấy cả thức ăn bệnh nhân đã ăn từ mấy hôm trước báo hiệu hệ tiêu hóa đang bị suy yếu.

vicare.vn-viem-loet-da-day-ta-trang-va-nhung-dieu-ban-nen-biet3

Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát họng

Tình trạng này do axit dạ dày tăng cao gây ra trào ngược dạ dày - thực quản.

Chán ăn, giảm cân đột ngột

Khi bị viêm loét dạ dày-tá tràng sẽ giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn

Xuất huyết dạ dày, đi ngoài phân đen

Vết loét quá lớn sẽ gây xuất huyết, bệnh nhân có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Lúc này, bệnh nhân nên đi khám càng sớm càng tốt.

Mất ngủ

Tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu... khiến bệnh nhân khó ngủ ngon giấc.

Điều trị, phòng ngừa

Thay đổi lối sống

  • Nhai kỹ, ăn chậm, không ăn quá no hay nhịn đói, không ăn trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ...
  • Nên chia thành nhiều bữa, ăn xong nên ngồi nghỉ ngơi không nên nằm luôn hay vận động
  • Nên ăn thức ăn mềm, thức ăn tinh bột để hút, thấm, trung hòa axit dịch vị: sữa, cơm, cháo, bánh quy...
  • Nên ăn các chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) vì nó cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể, thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá...) sẽ giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày
  • Hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê...
  • Tránh sử dụng các thực phẩm gây hại cho dạ dày- tá tràng: đồ cay, nóng (ớt, hạt tiêu, mù tạt...), các thực phẩm có tính axit cao ( cam,, chanh, bưởi, dưa hành muối,...), đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn,...
  • Giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng, stress, lo âu, phiền muộn
  • Tập thói quen ngủ sớm, tránh thức khuya
  • Tập thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe: yoga, chạy bộ...
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến dạ dày khi không có chỉ định của bác sĩ

Điều trị nội khoa, ngoại khoa

Khi thấy các triệu chứng: đau bụng kéo dài, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, thiếu máu, tiêu phân đen, ói máu...bạn nên đến bệnh viện khám để bác sĩ đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Mong là thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu và nhận thức rõ hơn về bệnh viêm loét dạ dày- tá tràng để có thể bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Xem thêm :

  • Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
  • Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không?
  • Nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả