Viêm khớp cổ tay khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý
Bà bầu bị đau khớp cổ tay là 1 trong nhiều triệu chứng về xương khớp mà khi mang thai phụ nữ thường gặp phải. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cần lưu ý gì khi mắc phải viêm khớp cổ tay khi mang thai. Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời giúp cho các thai phụ có thêm hiểu biết và xử lý những cơn đau hiệu quả hơn.
Viêm khớp cổ tay khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý
Thế nào là viêm khớp cổ tay?
Viêm khớp cổ tay là tình trạng bệnh về khớp thường gặp gây ra cảm giác đau đớn cũng như khó khăn trong việc cầm nắm hay di chuyển khớp cổ tay. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày mà còn gây nên những khó khăn trong công việc của người bệnh. Viêm khớp cổ tay có thể gặp đối với nam và nữ, mà không phân biệt về tuổi tác hay giới tính. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý đối với các chị em bị Viêm khớp cổ tay khi đang mang thai.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm khớp cổ tay khi mang thai
Đau mỏi xương khớp nói chung và viêm khớp cổ tay nói riêng là cảm giác đau nhức, khó chịu ở các khớp như khuỷu tay, cổ tay, ngón tay hay đầu gối... Nguyên nhân đau có thể là do hội chứng đau ống cổ tay hay 1 số nguyên nhân dưới đây.
Tăng cân quá nhanh
Việc thai nhi tăng trọng lượng và mẹ tăng cân trong quá trình mang thai khiến trọng lượng chèn ép hệ thống cơ xương là nguyên nhân gây đau khớp cổ tay. Tình trạng thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh khi mang thai cũng làm gia tăng khả năng khiến bà bầu bị đau khớp cổ tay.
Thay đổi nội tiết tố
Bên cạnh việc tăng cân, sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai cũng là nguyên nhân gây ra viêm đau khớp. Ngoài ra, việc tăng tiết dịch quanh dây thần kinh ở cổ tay cũng khiến cho chúng bị chèn ép làm thai phụ đau cổ tay và bàn tay.
Di truyền
Nếu gia đình bạn có người đã bị mắc phải chứng bệnh này thì nguy cơ bạn bị mắc là rất cao. Đây gọi là nguyên nhân do di truyền.
Bên cạnh đó nếu trước khi mang thai, bạn thường xuyên gặp phải những vấn đề về lưng, vai hay cổ thì rất có thể bạn cũng sẽ bị đau cổ tay khi mang thai.
Bệnh viêm khớp cổ tay trong khi mang thai có nguy hiểm không?
Căn bệnh này cũng như các căn bệnh xương khớp khác, đều gây cho người bệnh không ít các khó chịu, đau đớn. Nhiều trường hợp các mẹ còn không thể ngủ được, cảm thấy vô cùng mệt mỏi với các cơn đau. Như vậy đây cũng là 1 trong những chứng bệnh nguy hiểm mà chúng ta không nên chủ quan. Bệnh càng nặng càng ảnh hưởng tới khả năng vận động của mẹ; ăn uống không đủ chất cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bệnh chúng ta tuyệt đối không được lơ là chủ quan, cần có các biện pháp chữa trị bệnh hiệu quả nhất để vừa đảm bảo sức khỏe cho mẹ lại vừa không ảnh hưởng đến trẻ.
Triệu chứng thường gặp ở bà bầu bị viêm khớp cổ tay
Tình trạng đau cổ tay khi mang thai thường bộc lộ rõ nhất ở trong giai đoạn cuối của thai kỳ và thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, tuy nhiên vẫn có thể ảnh hưởng tới các hoạt động hàng ngày. Các triệu chứng bao gồm:
- Có cảm giác bị kim châm và ngứa ngáy hay nóng ran ở ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ và bên cạnh của ngón áp út. Bạn cũng có thể cảm nhận các triệu chứng này ở toàn bộ bàn tay.
- Đau đớn ở ngón tay, ngón trỏ.
- Đau nhức ở tay, cẳng tay, ống tay.
- Nắm gập yếu và đặc biệt ở ngón cái.
- Da bị khô và sưng phù ở các ngón tay hay ngón cái.
- Tê bì ở các ngón tay hoặc ở lòng bàn tay khi tình trạng xấu đi.
Tuy nhiên các triệu chứng bệnh ở bà bầu bị viêm khớp cổ tay sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau khi các sản phụ sinh con được 1-2 tuần vì khi này lượng hóc môn và chất dịch ở trong cơ thể đã dần trở về bình thường.
Bị viêm khớp cổ tay khi mang thai phải làm gì?
Để cải thiện tình trạng đau nhức do bị viêm khớp cổ tay, bạn có thể thực hiện theo những điều bên dưới đây để cải thiện các cơn đau nhức của mình.
Cần thay đổi tư thế cùng thói quen sinh hoạt, làm việc
- Nếu thấy có triệu chứng đau, khó chịu bạn cần phải thay đổi tư thế ngủ để có thể thoải mái hơn. Tốt nhất bạn nên cố định tay ở 1 vị trí riêng với thanh nẹp tay. Tránh nằm đè vào tay khi ngủ và kê tay lên gối sẽ có cảm giác tê, đau và nhức.
- Cảm giác đau khi nằm giường, bạn nên lắc tay cho đến khi giảm bớt triệu chứng đau.
- Không nên để bàn tay hoặc giữ nguyên cổ tay lâu ở 1 tư thế trong thời gian dài.
- Hãy thử uốn gập cổ tay và ngón tay. Nếu thấy thoải mái, hãy áp dụng cách này thường xuyên trong ngày.
- Massage cũng giúp giảm bớt các triệu chứng đau cổ tay khi mang thai. Kết hợp với tập thể dục hay yoga giúp tăng sự dẻo dai của bàn tay đồng thời hạn chế triệu chứng khó chịu.
Áp dụng phương pháp chữa trị bằng các cách tự nhiên
- Massage cổ tay
- Uống trà hoa cúc
- Sử dụng đá lạnh nhằm chườm giảm đau
- Dùng tinh dầu cây bách hay hoa cúc quấn quanh cổ tay
Có chế độ ăn uống hợp lí và khoa học.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B nhằm hỗ trợ hệ thần kinh. Lưu ý, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, để tránh nguy hiểm đến sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Khi có chế độ ăn uống khoa học, sẽ giúp cho bạn duy trì mức cân nặng ổn định. Nên uống ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày, tăng cường ăn các loại rau củ, quả và cung cấp đủ vitamin, protein cho cơ thể tránh bị viêm xương khớp cổ tay khi mang thai.
Thăm khám bác sĩ
Nếu thấy có dấu hiệu tê bì, đau đớn ảnh hưởng đến giấc ngủ bạn nên đi khám bác sĩ. Nhờ bác sĩ tư vấn nếu thường xuyên gặp phải hiện tượng này hoặc là thấy yếu các cơ vùng cổ tay bị yếu. Đó có thể do dây thần kinh hoạt động yếu và dễ bị hủy hoại vĩnh viễn. Tuy nhiên, bạn cũng hoàn toàn yên tâm vì tình trạng này không xảy ra một cách thường xuyên khi mang thai.
Trong trường hợp đã áp dụng đủ những cách trên mà không thấy có hiệu quả, bạn có thể đeo nẹp cổ tay ban ngày hay ban đêm. Các triệu chứng đau sẽ được cải thiện một cách đáng kể sau 8 tuần đeo thanh nẹp.
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả cho bà bầu bị viêm khớp cổ tay
- Chế độ ăn uống hợp lý là biện pháp hữu hiệu đầu tiên giúp cho các bà bầu bị viêm khớp cổ tay giảm bớt các cơn đau, tê và sưng tấy.
- Cố gắng duy trì lượng đường và mỡ ở trong cơ thể nhằm tránh tăng cân quá mức. Đồng thời cần ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B như hạt điều, hạt hạnh nhân, quả óc chó, chuối...
- Mẹ bầu cũng cố gắng ăn thật nhiều các loại rau xanh và các loại củ, đồng thời bổ sung canxi và vitamin D trong các thực phẩm như cua, cá, sữa, trứng, ... như vậy sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh hạn chế được tình trạng viêm khớp cổ tay.
- Ngoài ra thì mẹ bầu cũng nên ăn nhạt, không ăn quá mặn, điều này sẽ giúp cho cơ thể tránh các tình trạng tích nước dẫn tới chứng phù nề.
- Khi đi ngủ, tốt nhất là mẹ bầu hãy cố định tay ở 1 vị trí trung lập với 1 thanh nẹp để tránh nằm đè lên tay khi ngủ.
- Nếu bắt đầu có dấu hiệu cảm thấy đau nhức hoặc tê khớp cổ tay, có thể kê tay trên gối, vẩy tay hay xoa bóp nhẹ cho tới khi cơn đau hay tê mỏi giảm bớt.
- Với mẹ bầu phải làm việc nhiều trên máy tính thì hãy điều chỉnh ghế ngồi cao hơn để giúp tay không phải cố với mỗi khi gõ vào bàn phím, và cố gắng sử dụng 2 tay khi đánh máy.
- Có thể kết hợp cùng những bài tập yoga làm 1 vài động tác kéo căng cơ tay và chườm lạnh vào vùng khớp cổ tay đang bị đau để giúp giảm đau.
Xem thêm:
- Hội chứng ống cổ tay và những điều cần biết
- Hội chứng Cổ vai cánh tay – Nỗi lo của dân văn phòng
- Bong gân cổ tay bao lâu thì khỏi hẳn?