Viêm họng - Dấu hiệu báo động bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một loại bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng ảnh hưởng đến màng nhày của cổ họng và mũi. Triệu chứng viêm họng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch hầu. Mặc dù có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người nhưng bệnh bạch hầu có thể được phòng ngừa thông qua việc sử dụng vắc - xin. Cùng HoiBenh bổ sung kiến thức về bệnh bạch hầu để bảo vệ sức khỏe cho bản thâ...

Viêm họng - Dấu hiệu báo động bệnh bạch hầu Viêm họng - Dấu hiệu báo động bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một loại bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng ảnh hưởng đến màng nhày của cổ họng và mũi. Triệu chứng viêm họng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch hầu. Mặc dù có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người nhưng bệnh bạch hầu có thể được phòng ngừa thông qua việc sử dụng vắc - xin. Cùng HoiBenh bổ sung kiến thức về bệnh bạch hầu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình thông qua bài viết dưới đây.

vicare-viem-hong-dau-hieu-bao-dong-benh-bach-hau-body-2

Bệnh bạch hầu và nguyên nhân hình thành

Vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium là thủ pham chính gây nên bệnh bạch hầu. Bệnh lý này không bùng phát theo mùa mà chỉ cần tiếp xúc với nguồn bệnh là sẽ bị lây nhiễm, chẳng hạn như tiếp xúc giữa người với người hoặc sử dụng đồ dùng của người mang bệnh....Ngoài ra, nguy cơ lây bệnh cũng tăng cao nếu tiếp xúc với người bệnh khi họ hắt hơi, ho, hoặc hỉ mũi.

Các vi khuẩn gây bệnh bạch hầu thường gặp nhất bệnh nhân viêm họng do viêm họng tạo màng giả trong vòm họng, nếu nhìn bên ngoài có thể thấy sưng hạch ở cổ. Đây chính là yếu tố gây nhầm lẫn và thiếu cảnh giác của người bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh bạch cầu cũng có thể gây hại cho các cơ quan khác, bao gồm tim, não và thận. Nghiêm trọng hơn, bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như viêm cơ tim, tê liệt, hoặc suy thận.

vicare-viem-hong-dau-hieu-bao-dong-benh-bach-hau-body-4

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Thông thường, trẻ em ở Hoa Kỳ và Châu Âu được tiếp cận nhanh chóng nhất với vắc xin phòng bệnh bạch hầu, vì vậy tình trạng này khá hiếm. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển - Nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp, bệnh bạch hầu vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 60 tuổi.

Bên cạnh đó, tất cả mọi người đều có nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu bởi một số yếu tố dưới đây:

- Không cập nhật về lịch tiêm chủng vắc xin

- Đến thăm một đất nước không cung cấp biện pháp tiêm chủng phòng ngừa

- Mắc phải tình trạng rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như AIDS

- Sống trong điều kiện môi trường không sạch sẽ hoặc đông đúc

vicare-viem-hong-dau-hieu-bao-dong-benh-bach-hau-body-5

Triệu chứng của bệnh bạch hầu như thế nào?

Dấu hiệu của bệnh bạch hầu thường xuất hiện trong vòng 2 - 5 ngày sau khi xảy ra nhiễm trùng. Một số người không gặp bất kỳ triệu chứng nào, trong khi những người khác có triệu chứng nhẹ tương tự như cảm lạnh thông thường.

Các triệu chứng có thể nhìn thấy và phổ biến nhất của bệnh bạch hầu là lớp màng nhày màu xám trên vòm họng và amidan. Những triệu chứng khác bao gồm:

- Sốt cao

- Ớn lạnh

- Sưng hạch ở cổ

- Ho thường xuyên

- Đau họng

- Da xanh

Các triệu chứng tiếp tục tiến triển ở giai đoạn bệnh bạch hầu nặng hơn, bao gồm:

- Khó thở hoặc khó nuốt

- Nói lắp

- Nhợt nhạt, da lạnh, đổ mồ hôi

- Tim đập nhanh

vicare-viem-hong-dau-hieu-bao-dong-benh-bach-hau-body-6

Làm thế nào là chẩn đoán bệnh bạch hầu?

Các phương pháp vật lý được áp dụng đầu tiên để kiểm tra các hạch bạch huyết bị sưng lên. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ trò chuyện và hỏi han về tiền sử bệnh lý và các triệu chứng bạn gặp phải. Lớp màng nhày phủ màu xám trên cổ họng hoặc amidan là dấu hiệu điển hình của bệnh bạch hầu. Trong trường hợp cần xác định chính xác, bác sĩ sẽ lấy mẫu các mô tại vùng vòm họng và gửi đến xét nghiệm.

Làm thế nào để điều trị bệnh bạch hầu?

Bạch hầu là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, do đó, tùy theo mức độ của từng người, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

Bước đầu tiên của quá trình điều trị là tiêm thuốc kháng độc. Loại thuốc này được sử dụng để chống lại các độc tố được sản xuất bởi vi khuẩn bạch hầu. Trong trường hợp, bệnh nhân có tiểu sử dị ứng với thành phần của thuốc kháng đọc, bác sĩ sẽ giảm liều lượng thuốc để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kê toa thuốc kháng sinh như erythromycin và penicilin , giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân ở lại bệnh viện để tránh lây nhiễm cho người khác.

vicare-viem-hong-dau-hieu-bao-dong-benh-bach-hau-body-7

Biện pháp nào giúp bạn ngăn ngừa bệnh bạch hầu?

Bạch hầu hoàn toàn có thể ngăn ngừa việc sử dụng kháng sinh và vắc xin, điển hình là DTaP. Loại vắc xin này nên được tiêm cho trẻ em ở các độ tuổi:

- 2 tháng

- 4 tháng

- 6 tháng

- Từ 12 -18 tháng

- Từ 4 - 6 năm

Vắc xin chỉ kéo dài trong 10 năm, vì vậy con bạn sẽ cần phải được tiêm chủng phòng ngừa lại vào độ tuổi 12. Đối với người lớn, hiện nay sẽ được tiêm vắc xin kết hợp uốn ván bạch hầu (Td) để ngăn chặn và phòng ngừa.

vicare-viem-hong-dau-hieu-bao-dong-benh-bach-hau-body-3

Những biến chứng của bệnh bạch hầu rất nguy hiểm tới sức khỏe con người, do đó, lời khuyên của bác sĩ dành cho tất cả mọi người là khi bị viêm họng nên đi thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế uy tín để có biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>>> Xem thêm: Cách phòng tránh bệnh bạch hầu bạn cần biết