Viêm amidan là gì?

Viêm amidan là căn bệnh ở đường hô hấp, dễ gặp khi điều kiện thời tiết thất thường hay ở những người có hệ miễn dịch yếu. Tuy mức độ phổ biến cao nhưng hầu hết mọi người đều ít có khái niệm cụ thể về căn bệnh này. Vậy bệnh viêm amidan là gì? Các bạn hãy đọc thông tin qua bài viết sau đây của HoiBenh.

Viêm amidan là gì? Viêm amidan là gì?

Viêm amidan là căn bệnh ở đường hô hấp, dễ gặp khi điều kiện thời tiết thất thường hay ở những người có hệ miễn dịch yếu. Tuy mức độ phổ biến cao nhưng hầu hết mọi người đều ít có khái niệm cụ thể về căn bệnh này. Vậy bệnh viêm amidan là gì? Các bạn hãy đọc thông tin qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

1. Viêm amidan là gì?

Amidan là những tế bào lympho nằm ở vị trí 2 bên đáy lưỡi, có vai trò là hệ thống phòng ngự đầu tiên của hệ miễn dịch với chức năng thanh lọc và loại trừ các vi khuẩn cũng như virus muốn xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi và đường miệng. Amidan hoạt động mạnh nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 tuổi đến tuổi dậy thì, lúc này chức năng của amidan giảm dần và không còn hoạt động mạnh như trước.

Amidan có chức năng bảo vệ giúp tăng khả năng chống đỡ của mũi họng với các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn làm cho sưng lên và đau.Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn.

vicare.vn-viem-amidan-la-gi-body-1

2. Phân loại viêm amidan

Amiđan được phân làm hai loại: Viêm amidan cấp và viêm amidan mãn tính với những biểu hiện rất khác nhau.

- Đối với viêm amidan cấp tính: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, sốt cao tới 390 – 400C, đau họng, họng khô, rát, nóng, nuốt nước bọt cũng thấy đau, ho, có khi ho từng cơn. Đặc biệt ở trẻ em thường thở khò khè, ngáy to. Trong một số trường hợp, người bệnh có hơi thở rất hôi.

- Đối với viêm amidan mạn tính: Người bệnh bị viêm amidan mạn lại thường không có những biểu hiện nặng như amidan cấp mà chỉ có cảm giác vướng, nhói ở họng, đôi khi nuốt nước bọt có cảm giác đau. Khi bị viêm amidan, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị hoặc chỉ định cắt amidan nếu cần thiết

3. Nguyên nhân gây ra viêm amidan

- Do bị viêm nhiễm: Khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh... các loại vi khuẩn và virus vốn có sẵn ở mũi họng hoặc sau khi xuất hiện các bệnh nhiễm khuẩn của đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà ... sẽ có cơ hội để phát triển và gây bệnh.

- Do vị trí và cấu trúc của amidan: Mọi người đều biết rằng amidan vốn nằm ở vị trí giao giữa đường thở và đường ăn, vì vậy nó rất dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh, đồng thời với cấu trúc khe hốc nên bệnh amidan là nơi cư trú thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó khiến bệnh có thể xuất hiện bất cứ khi nào.

- Do tạng bạch huyết: Ở một số đối tượng người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ sẽ có hạc ở vùng cổ hoặc ở họng, cùng với các tổ chức bạch huyết xung quanh cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng viêm amidan.

- Do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc thực hiện vệ sinh răng miệng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau mỗi bữa ăn ....là điều cần thiết, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, không khoa học cũng sẽ phản tác dụng và gây nên nhiều chứng bệnh trong đó có bệnh viêm amidan

- Do yếu tố môi trường: Nếu môi trường quá ô nhiễm, có nhiều khói bụi, chất độc hại... hoặc môi trường làm việc nhiều hóa chất....cũng khiến con người có nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp.

vicare.vn-viem-amidan-la-gi-body-2

4. Triệu chứng viêm amidan?

- Đau rát họng và có thể kết hợp với khó nuốt. Đau có thể lan lên tai; họng đỏ, amidan sưng và có thể được phủ bởi những chấm trắng; có thể sốt cao; có thể sưng hạch dưới hàm và hạch cổ, đau đầu; có thể mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói.

- Nếu đau họng là do nhiễm virut thì triệu chứng thường nhẹ và liên quan đến cảm cúm thông thường.

- Nếu viêm họng do nhiễm liên cầu, amidan thường sưng và bị bao phủ bởi những chấm trắng và họng đau. Bệnh nhân có sốt cao, hơi thở hôi và cảm thấy người rất mệt.

5. Cách điều trị bệnh viêm amidan

Trong hầu hết trường hợp, viêm amidan do virus gây ra chỉ cần điều trị bằng paracetamol để hạ sốt.

Trong một số ít bệnh nhân viêm amidan gây ra do vi khuẩn thì điều trị bằng penicillin hoặc erythromycin . Trường hợp người bệnh dùng kháng sinh trong 2 – 3 ngày đã hết sốt thì vẫn cần phải tiếp tục uống thuốc cho đủ phác đồ điều trị, tránh tình trạng bị kháng thuốc cho những lần viêm nhiễm tiếp theo.

vicare.vn-viem-amidan-la-gi-body-3

Tuy nhiên, ngoài cách điều trị theo các chỉ định của bác sĩ, bạn nên kết hợp áp dụng những cách chữa viêm amidan truyền thống như:

- Súc miệng bằng nước muối hàng ngày: Nước muối là giải pháp đầu tiên được lựa chọn để đối phó với các bệnh về đường hô hấp. Không có khả năng chữa lành bệnh, tuy nhiên nó thực sự cần thiết và là biện pháp đơn giản để đối phó và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn cư ngụ nơi vòm họng.Nước muối bạn dùng để súc họng nên là muối hạt sạch, sử dụng nước ấm pha loãng và súc họng hằng ngày nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

- Dùng trà gừng: Gừng có tính ấm, là cách trị ho cũng như viêm amidan hữu hiệu. Chúng có khả năng làm dịu cơn đau họng, kháng viêm hiệu quả. Kết hợp với mật ong và chanh tươi thì những khó chịu do viêm amidan gây ra không còn là nỗi lo lắng của bạn nữa. Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ rồi đập dập cho vào tách nước nóng. Tiếp tục cho 1 vài lát chanh tươi và 1 muỗng cà phê mật ong. Chỉ cần nhâm nhi thức uống này, bạn sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

- Dùng mật ong và chanh tươi: Chanh tươi là loại trái cây chứa nhiều axit acitric, vitamin C. Đối với việc chữa bệnh, chanh có tác dụng kháng khuẩn hữu hiệu, giúp làm sạch cổ họng và giảm cảm giác đau rát họng. Mật ong và chanh tươi là sự kết hợp hoàn hảo để tiêu đờm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.Chỉ cần dùng 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong, cho thêm một ít nước lọc sao cho vừa uống. Bạn nên dùng 2 lần mỗi ngày để thu được kết quả tốt nhất.

Điều trị viêm amidan có nhiều cách, trong từng trường hợp cụ thể người bệnh qua thăm khám sẽ được chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Do đó, nếu phát hiện mình có biểu hiện bệnh viêm amidan, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.