Vị trí dạ dày trong ổ bụng

Dạ dày thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Việc biết được vị trí dạ dày trong ổ bụng sẽ giúp chúng ta xử lý được kịp thời những bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Vị trí dạ dày trong ổ bụng Vị trí dạ dày trong ổ bụng

Dạ dày thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Việc biết được vị trí dạ dày trong ổ bụng sẽ giúp chúng ta xử lý được kịp thời những bệnh lý liên quan đến dạ dày.

Cấu tạo và chức năng của dạ dày

Cấu tạo dạ dày người gồm 5 lớp từ ngoài vào trong

- Thanh mạc: đây là lớp phúc mạc bao bọc dạ dày.

- Tấm dưới thanh mạc

- Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo

- Tấm dưới niêm mạc: đây là lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày. .

Và chức năng của dạ dày được mô tả như sau

Dạ dày là nơi chứa thức ăn, nghiền nát thức ăn và nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, tuy nhiên thì chức năng này là không đáng kể. Sau khi thức ăn đã được nghiền nát nhào trộn và thấm dịch vị, đồng thời được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, chúng sẽ được đưa qua một ống cơ trơn gọi là thực quản, đưa xuống tiếp ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.

Độ pH của dạ dày rất thấp (từ 2 đến 2,5) nhưng lại có tác dụng to lớn trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Tuy nhiên nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Chính độ pH thấp này đóng vai trò như một rào cản hóa học để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể, tránh các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột.

vicare.vn-vi-tri-da-day-trong-o-bung-body-1

Vị trí của dạ dày

Dạ dày là nơi phình to nhất trong hệ thống đường tiêu hóa của cơ thể con người, vị trí dạ dày trong ổ bụng được mô tả là trung tâm nối thực quản với ruột non (phần đầu). Dạ dày có hình dạng chữ J và giống 1 cái túi đựng thức ăn với dung tích vào khoảng 4-4,5l nước.

Nhận biết dấu hiệu bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày (hay còn gọi là đau bao tử) là thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc đến từ các tổn thương tại dạ dày. Một số dấu hiệu mà bạn cần quan tâm để nhận biết bệnh đau dạ dày kịp thời:

Ăn kém

Người đau dạ dày thường có biểu hiện kém ăn do ăn không tiêu và tức bụng. Tuy nhiên không nhất thiết kém ăn là do bệnh dạ dày.

Ợ chua, ợ hơi

Là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày. Khi dạ dày bị rối loạn thì thức ăn bị khó tiêu và dẫn tới lên men. Từ đó sinh ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua kèm theo dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc đau thượng vị.

Buồn nôn và nôn

Đây cũng có thể coi là dấu hiệu cảnh báo bệnh dạ dày do viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.

Đau thượng vị

Rất nhiều người bị đau dạ dày hay phải chịu đựng những cơn đau âm ỉ ở thượng vị. Đây là dấu hiệu ghi nhận được cả ở người mắc bệnh tá tràng. Tuy nhiên thì cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc no quá.

Chảy máu tiêu hóa

Chảy máu tiêu hóa (dạ dày) là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Hiện tượng này xuất hiện ở những người có bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày... rất nguy hiểm đến tính mạng cho con người.

vicare.vn-vi-tri-da-day-trong-o-bung-body-2

Phòng ngừa bệnh dạ dày

Bạn nên biết những cách phòng ngừa đau dạ dày như sau:

- Không để cho tình trạng quá đói hoặc quá no xuất hiện. Đồng thời nhớ nhai kỹ để giảm gánh nặng cho dạ dày. Không nên ăn trước khi đi ngủ.

- Hạn chế sử dụng cà phê và không uống lúc đói. Hạn chế các đồ uống có cồn, rượu bia, nước ngọt có gas.

- Không hút thuốc lá. Thuốc lá rất có hại cho dạ dày. Không để cơ thể stress vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch vị. Và nhớ duy trì cân nặng hợp lý.

Qua bài viết này, bạn đã biết được vị trí dạ dày trong ổ bụng rồi chứ. Hãy quan tâm đến dạ dày của bạn thật nhiều vì nó là nơi cung cấp cho bạn rất nhiều năng lượng và xử lý toàn bộ những thứ bạn nạp vào cơ thể đấy. Đừng để nó bị tổn thương. Chúc bạn mạnh khỏe!

Xem thêm:

  • Cắt dạ dày có sống được không?
  • Ăn mặn có làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày không?