Vì sao phải ngủ trước 11h đêm?

Với sự bận rộn của cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người thường có thói quen thức khuya để hoàn thành công việc, đến sau 11h vẫn còn chưa đi ngủ, nhiều người thức đến 2-3h sáng. Điều này rất nguy hại và bạn cần đi ngủ trước 11h đêm. Vậy vì sao phải ngủ trước 11h đêm, ngủ sau 11h đêm gây tác hại gì và làm sao để ngủ sớm, ngủ sâu?

Vì sao phải ngủ trước 11h đêm? Vì sao phải ngủ trước 11h đêm?

Với sự bận rộn của cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người thường có thói quen thức khuya để hoàn thành công việc, đến sau 11h vẫn còn chưa đi ngủ, nhiều người thức đến 2-3h sáng. Điều này rất nguy hại và bạn cần đi ngủ trước 11h đêm. Vậy vì sao phải ngủ trước 11h đêm, ngủ sau 11h đêm gây tác hại gì và làm sao để ngủ sớm, ngủ sâu?

1. Vì sao phải ngủ trước 11h đêm?

Bạn có biết vì sao phải ngủ trước 11h đêm không? Theo các nhà khoa học thì buổi tối chính là thời điểm mà hệ thống miễn dịch bài tiết các chất độc hại cũng như hồi phục.

Từ 21 giờ, cơ thể con người cần được thư giãn để đi vào giấc ngủ để từ 1 - 2 giờ sau thì cơ thể có thể chìm vào giấc ngủ sâu giúp đồng hồ sinh học cơ thể vận hành trơn tru. Cụ thể, cơ chế đồng hồ sinh học được vận hành như sau:

vicare.vn-vi-sao-phai-ngu-truoc-11h-dem-body-1
Đồng hồ sinh học cơ thể người

Theo các chuyên gia, sau 11 giờ đêm mà vẫn ngủ thì sẽ làm cho cơ thể thay đổi nhịp sinh học và từ đó dẫn đến nguy cơ làm hỏng một số cơ quan. Cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi trước 11 giờ đêm để thực hiện các chức năng nội tiết của nội tạng. Trong thời gian này, cơ thể cần ngủ hoàn toàn.

2. Thức khuya gây hại cho các cơ quan trong cơ thể bạn ra sao?

Bạn đã biết vì sao phải ngủ trước 11h đêm. Tuy nhiên, việc thức khuya sau 11h đêm gây hại cụ thể ra sao?

Thức khuya sau 11 giờ đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm đối với 7 bộ phận cơ thể như sau:

  • Tổn thương da

Từ 22 giờ đến 23 giờ là thời gian làn da làm nhiệm vụ bảo trì và tái tạo nên nếu bạn thức đêm thì các tuyến nội tiết sẽ không có điều kiện để làm việc và dẫn đến rối loạn hệ thần kinh. Do vậy, da bạn sẽ bị khô, giảm tính linh hoạt cũng như màu da xỉn dần và thâm sạm, có mụn trứng cá hay tàn nhang, các vết nhăn.

  • Béo phì

Khi ngủ, cơ thể con người sẽ phân giải chất leptin giúp cơ thể gầy đi nên nếu bạn không ngủ vào thời gian này thì cơ thể lâu ngày sinh ra tích tụ mỡ và khiến bạn tăng cân, béo phì.

vicare.vn-vi-sao-phai-ngu-truoc-11h-dem-body-2
Thức khuya dễ dẫn đến béo phì
  • Giảm trí nhớ

Thức khuya khiến ngày hôm sau bạn có cảm giác chóng mặt, giảm trí nhớ, thiếu tập trung và các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, thức đêm lâu sẽ gây ra suy nhược thần kinh và mất ngủ.

  • Bệnh tim

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người thức đêm để làm việc thường có tính khí nóng nảy, thất thường cũng như dễ nổi giận. Hơn nữa, thức khuya cũng khiến cho nhịp tim không được điều chỉnh kịp thời gây ra nguy cơ cao về bệnh tim mạch, huyết áp.

vicare.vn-vi-sao-phai-ngu-truoc-11h-dem-body-3
Thức khuya làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch
  • Bệnh dạ dày

Nhân tế bào biểu mô dạ dày trung bình cứ khoảng 2-3 ngày lại lặp lại một lần cập nhật, tái thiết mô và thường diễn ra vào ban đêm. Nếu bạn thức khuya, đi kèm với thói quen ăn đêm, vô tình sẽ tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa.

Khi thức khuya, quá trình chuyển hóa thức ăn trong dạ dày sẽ bị đình trệ thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày bất thường gây kích ứng dạ dày và dẫn đến viêm loét dạ dày.

  • Tổn thương gan

Từ 11h đêm đến 3h sáng là thời gian cao điểm để gan làm việc và bài tiết độc tố. Nếu cơ thể không ở trong trạng thái ngủ sâu giấc thì gan sẽ không đủ điều kiện tốt để làm việc gây ra thiếu máu trong gan dẫn đến tổn thương các tế bào gan.

Hơn nữa, do gan là cơ quan trao đổi chất quan trọng nhất trong cơ thể nên khi gan bị tổn thương thì sức khỏe tổng thể cũng sẽ bị đe dọa và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.

  • Ung thư

Bởi yếu tố miễn dịch được hình thành trong giấc ngủ nên khi bạn thức suốt đêm dài sẽ làm giảm khả năng miễn dịch. Trong khi hệ thống miễn dịch là rào cản tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh ung thư nên sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy thức khuya sẽ thúc đẩy khả năng gây ra ung thư vú cũng như ung thư ruột kết và các bệnh lây nhiễm.

3. Làm sao để có giấc ngủ sớm và sâu

Lý do vì sao phải ngủ trước 11h đêm đã quá rõ ràng. Vậy phải làm sao để có được giấc ngủ sớm và sâu? Dưới đây là những điều bạn nên làm trước khi đi ngủ:

  • Tắm nước ấm trước khi ngủ.
  • Tập yoga cũng có thể hỗ trợ giấc ngủ.
  • Mát xa một số huyệt ở đầu và chân trước khi đi ngủ cũng giúp ngủ ngon hơn.
  • Khi ngủ cần tắt đèn bởi ánh sáng khiến não bộ bị kích thích làm bạn khó ngủ hơn.
  • Giữ cho đầu óc thoải mái và không suy nghĩ về công việc hoặc các rắc rối trong cuộc sống. Bạn có thể nghe một bản nhạc nhẹ để giúp ngủ dễ dàng hơn.

Xem thêm:

  • 9 cách dễ dàng để có một giấc ngủ ngon và sâu
  • Mất ngủ - nỗi ám ảnh của tuổi trung niên
  • Những tư thế ngủ tốt nhất để phòng tránh đau cổ và lưng