Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để giúp vết mổ nhanh lành và hạn chế tối đa các vết sẹo? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh con. Trong bài viết sau đây, HoiBenh sẻ chia sẻ tới bạn tất cả các thông tin liên quan đến vết mổ sau sinh một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành? Làm sao để giúp vết mổ nhanh lành và hạn chế tối đa các vết sẹo? là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh con. Trong bài viết dưới đây, HoiBenh sẻ chia sẻ tới bạn tất cả các thông tin liên quan đến vết mổ sau sinh một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

Vết mổ sau sinh thường gây ảnh hưởng gì tới cơ thể mẹ?

Vết mổ sau sinh đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới cơ thể và sức khỏe của mẹ. Tùy theo từng kích thước của vết mổ, thể trạng sức khỏe mẹ và chế độ dinh dưỡng, chăm sóc khác nhau mà vết mổ ảnh hưởng nặng, nhẹ khác nhau. Những ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng thường gặp gồm có:

- Sản dịch ra nhiều

- Mẹ mắc chứng táo bón khó, tiểu tiện khó

- Mệt mỏi và chán ăn

- Những cơn đau nhẹ hoặc nặng xung quanh vùng da bị rách ảnh hưởng đến vận động và di chuyển của mẹ

- Đau nhẹ hoặc đau nhói toàn vùng bụng và thân dưới

- Vết thương mưng mủ, sưng tấy hoặc nhiễm trùng nặng nếu không chăm sóc đúng cách

vicare.vn-vet-mo-sau-sinh-bao-lau-thi-lanh-body-1

Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành?

Đối với các vết mổ sinh, thông thường các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ngang bụng hoặc dọc bụng qua lớp Da, lớp cơ và lớp thịt (mỡ), sau đó tiến đến thành tử cung để giúp đưa em bé ra ngoài. Do vậy quá trình lành sẽ bắt đầu từ lớp da, tiếp đến là lớp cơ, lớp thịt và cuối cùng là thành tử cung.

Tùy từng trường hợp vết mổ với kích thước rộng khác nhau, chế độ chăm sóc cũng như quá trình hồi phục vết thương khác nhau mà tốc độ lành vết mổ sau sinh không giống nhau. Theo các thống kê trung bình từ các trường hợp phụ nữ sinh mổ có thể kết luận quá trình hồi phục vết thương diễn ra như sau:

Sau thời gian sinh khoảng 1 tuần (7 ngày) đến 10 ngày vết thương sẽ bắt đầu khô lại và nổi lên thành đường. Lúc này miệng vết thương đã được coi là lành tuy nhiên phần cơ, thịt và thành tử cung chưa lành.

Sau khoảng thời gian miệng vết thương đóng từ 2 – 3 tuần phần cơ và phần thịt bắt đầu lành. Lúc này bên ngoài da vết mổ đã thành sẹo, ít đau hơn.

Sau khoảng 3 tháng tiếp theo thì thành tử cung bắt đầu lành và trở lại như bình thường. Lúc này sản phụ thường có cảm giác ngứa ngáy xung quanh vết mổ nhưng cảm giác đau giảm đi rất nhiều kể cả khi ấn mạnh vào vết thương.

Như vậy, có thể kết luận một sản phụ thông thường mất khoảng 3 tháng để lành vết thương từ bên ngoài đến bên trong. Tuy nhiên một số ít trường hợp quá trình này có thể diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn. Trường hợp chậm hơn diễn ra khoảng 6 tháng hoặc 1,5 năm rưỡi tuy nhiên rất ít.

vicare.vn-vet-mo-sau-sinh-bao-lau-thi-lanh-body-2

Cách chăm sóc giúp vết mổ nhanh lành và hạn chế sẹo?

Chế độ chăm sóc sản phụ sau mổ là yếu tố tiên quyết giúp vết thương mổ nhanh lành, hạn chế sẹo và đảm bảo sức khỏe cũng như nguồn sữa tốt nuôi con. Để xây dựng được chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

Chăm sóc vết mổ sau sinh

Bạn cần tuân thủ đúng những chỉ dẫn về chăm sóc và vệ sinh vết mổ sau sinh, không tự ý thực hiện theo lời chỉ bảo hay kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra mẹ cần chú ý sử dụng các loại thuốc nước rửa vết thương thường xuyên, hạn chế tiếp xúc vết thương với nước trong khi tắm. Sau khi tắm dùng bông hoặc khăn mềm lau nhẹ nhàng vết thương rồi sử dụng nước rửa vết thương rửa lại để sát khuẩn.

Chế độ dinh dưỡng

Bạn nên nhờ sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng cho mẹ và bé sau sinh để xây dựng chế độ ăn uống hợp lý nhất. Các bác sĩ sau khi thông qua các chỉ số sức khỏe, cơ địa hình thành vết sẹo sau sinh, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng... của cơ thể mẹ sẽ cho bạn lời khuyên khoa học nhất.

Các nhóm dinh dưỡng hàng đầu tốt cho mẹ và lợi sữa cho bé mẹ nên bổ sung gồm thực phẩm giàu hàm lượng chất đạm lành mạnh ít chứa chất béo hoặc các chất có hại khác(nên dùng đạm thực vật nhiều hơn đạm động vật), nhóm thực phẩm giàu vitamin (A, B, C và K) và nhóm khoáng chất (kẽm, canxi, sắt).

Bên cạnh đó, để hạn chế sẹo lồi mẹ nên hạn chế ăn các thực phẩm thịt chứa quá nhiều đạm (thịt đỏ, các loại hải sản giàu đạm); tránh ăn thực phẩm quá nhiều tinh bột (cơm nếp); tránh ăn nhóm thực phẩm giàu chất béo và thực phẩm quá nhiều đường.

Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc vết mổ sau sinh bao lâu thì lành cũng như cách chăm sóc vết mổ sau sinh. Để bảo vệ sức khỏe của mình đừng quên truy cập HoiBenh mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe khác.

Xem thêm:

  • Dịch vụ chăm sóc vết thương sau mổ tại nhà của HoiBenh - mang niềm tin đến với mọi nhà
  • Đau vết mổ đẻ khi mang thai lần 2 phải làm sao?