Vết mổ đẻ bao lâu thì hết sản dịch?
Đôi với những mẹ vừa mới sinh mổ thì vấn đề sản dịch luôn làm các mẹ lo lắng. Vết mổ đẻ bao lâu thì hết sản dịch là điều mà nhiều mẹ thắc mắc nhất. Thật ra vấn đề này cũng không có gì quá ghê gớm. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Vết mổ đẻ bao lâu thì hết sản dịch?
Đôi với những mẹ vừa mới sinh mổ thì vấn đề sản dịch luôn làm các mẹ lo lắng. Vết mổ đẻ bao lâu thì hết sản dịch là điều mà nhiều mẹ thắc mắc nhất. Thật ra vấn đề này cũng không có gì quá ghê gớm. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Sản dịch là gì?
Trước khi cho em bé chào đời thì tử cung của người mẹ cần được mở rộng hết cỡ để giúp em bé có thể chui ra ngoài một cách dễ dàng. Tử cung sẽ bắt đầu quá trình hồi phục sau khi sinh và cần một thời gian tương đối dài.
Thời điểm mà tử cung đang hồi phục cũng là lúc mà phần niêm mạc tử cung dễ bị tổn thương nhất và sẽ gặp vấn đề bị hoại tử, bị xơ hóa. Niêm mạc tử cung theo đó cũng sẽ bị bong ra lẫn với những cục máu đông nhỏ và cùng chất nhầy tử cung thoát ra ngoài, đây chính là máu sinh hay thường được gọi là sản dịch.
Sản dịch là hiện tượng sinh lý rất bình thường với mọi phụ nữ sau khi sinh nở. Hiện tượng ra sản dịch sau sinh còn gọi là quá trình hậu sản. Ở mỗi người thì quá trình hậu sản biểu hiện khác nhau tùy theo cơ địa và sức khỏe của người đó. Có người ra nhiều có người ra ít, có người chỉ vài ngày là hết sản dịch nhưng có người mất vài tuần hoặc thậm chí cả tháng.
Sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?
Các mẹ thường thắc mắc là “Vết mổ đẻ bao lâu thì hết sản dịch?”. Trên thực tế, thông thường chỉ trong vòng 20 ngày đổ lại thì sản dịch sẽ ra hết. Tuy nhiên, ở một số ít sản phụ thì thường bị kéo dài đến 45 ngày. Sau thời gian ra hết sản dịch trong vòng 1 tuần, các mẹ có thể thấy ra một ít máu đỏ tươi được gọi là kinh non, đây là một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm.
Quá trình ra sản dịch được tổng kết như sau:
- Trong 3 ngày đầu, sản dịch sẽ ra khá nhiều và có màu đỏ tươi. Sau đó màu máu nhạt dần thành hồng nhạt và biểu hiện giống như dịch loãng.
- Tiếp theo từ 7 - 10 ngày sau sinh, sản dịch có màu vàng nhạt và màu trắng hay còn gọi là máu sinh trắng.
- Thông thường chỉ kéo dài từ 2- 6 tuần. Nếu dài hơn thì mẹ cần đi khám bác sĩ.
Để nắm bắt được tình hình sức khỏe của sản phụ sau sinh, các bác sĩ sẽ tích cực theo dõi, quan sát lượng máu sản dịch về màu sắc, trạng thái và thời gian ra máu. Quan tâm đến sản dịch là một việc làm rất quan trọng không thể bỏ qua.
Trong nhiều trường hợp, sản dịch có mùi hôi hoặc có màu nâu sẫm sẽ báo hiệu cho bác sĩ biết khoang tử cung của mẹ có dấu hiệu bị viêm nhiễm. Hoặc nếu thấy có sản dịch ra nhiều hơn bình thường và mãi không sạch thì có thể là nhau thai vẫn còn sót lại. Nhờ vào sản dịch mà bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời những điều bất lợi này để có thể can thiệp nhanh chóng.
Khi bị sản dịch sau sinh cần lưu ý vài điều quan trọng sau
- Chị em hạn chế dùng tampon trong thời gian ra sản dịch để tránh hiện tượng viêm nhiễm. Các bác sĩ khuyên chị em nên sử dụng băng vệ sinh thường ngày hàng ngày trong thời kỳ hậu sản là tốt nhất. Đồng thời, chị em nên thay băng vệ sinh từ 3 – 4 giờ một lần trong ngày để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe của bạn thân. Trước và sau khi thay băng vệ sinh đều cần rửa tay sạch sẽ.
- Với những chị em bắt buộc phải nằm nhiều, ít đi lại, ít vận động vì sợ sa dạ con thì khả năng cao sẽ bị gặp trường hợp bế sản dịch. Để tránh tình trạng bế sản dịch, các mẹ chỉ nên nằm nghỉ ngơi tối đa trong 8 giờ/ngày, cần đi lại và vận động nhẹ nhàng. Vận động sau sinh sẽ giúp co dạ con và đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, rút ngắn quá trình hậu sản.
- Nếu sau 6 tuần mà sản dịch vẫn ra nhiều và đặc biệt có máu kèm theo mùi hôi, mẹ hay bị sốt vặt 38 – 39 độ C... thì khả năng bị bế sản dịch (sản dịch còn trong tử cung) là rất cao. Lúc này hãy liên hệ ngay với bác sỹ để có thể can thiệt kịp thời vì đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người phụ nữ sau sinh.
Hi vọng, bài viết này đã phần nào giải đáp thắc mắc cho các mẹ biết về vấn đề vết mổ đẻ bao lâu thì hết sản dịch. Ngoài ra, để các chị em có thể chủ động theo dõi, báo cáo và tự đưa ra biện pháp xử lý nhanh chóng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của chính mình.
Xem thêm:
- Ăn gì để hết sản dịch sau sinh?
- Ứ đọng sản dịch - Chứng hậu sản phổ biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ