Vết khâu tầng sinh môn bị cứng thì phải làm sao?

Khâu tầng sinh môn là thủ thuật được thực hiện khá nhanh chóng, thường chỉ mất từ 10-20 phút nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật, có sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng mũi khâu để đảm bảo sức khỏe vùng kín cho mẹ bầu. Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có sao không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Vết khâu tầng sinh môn bị cứng thì phải làm sao? Vết khâu tầng sinh môn bị cứng thì phải làm sao?

Khâu tầng sinh môn là thủ thuật được thực hiện khá nhanh chóng, thường chỉ mất từ 10-20 phút nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật, có sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng mũi khâu để đảm bảo sức khỏe vùng kín cho mẹ bầu. Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có sao không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh.

Nguyên nhân dẫn đến vết khâu tầng sinh môn bị cứng

Có 3 nguyên nhân có thể dẫn đến vết khâu tầng sinh môn bị cứng:

- Một là có thể do vết khâu mới nên chị em sẽ cảm thấy căng cứng ở vùng âm đạo, hoặc khi chạm vào nhưng chưa hết thuốc tê nên chị em sẽ có cảm giác tầng sinh môn bị cứng. Theo các bác sĩ thì hiện tượng này là hoàn toàn vô hại, mẹ bầu có thể yên tâm và theo dõi tình trạng hồi phục của vùng kín sau đó.

- Hai là có thể do vết khâu được thực hiện bằng chỉ loại dày và kém chất lượng nên cũng có thể gây ra hiện tượng cứng ở tầng sinh môn. Với trường hợp này thì chị em cần chăm sóc và theo sát tình trạng vùng kín vì chúng rất dễ bị tổn thương, dễ gây viêm nhiễm hoặc bị nhiễm khuẩn.

- Ba là do vết khâu tầng sinh môn bị cứng do tình trạng nhiễm khuẩn hậu sản khiến cho chị em dễ mắc các bệnh lý phụ khoa, gây ảnh hưởng tới quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và thậm chí tăng nguy cơ mắc các bệnh xã hội ở mẹ bầu, gây nguy hiểm cho chức năng sinh sản sau này của bà bầu.

vicare.vn-vet-khau-tang-sinh-mon-bi-cung-thi-phai-lam-sao-body-2

Vì sao phải khâu tầng sinh môn?

Thường thì do trong quá trình sinh nở theo đường tự nhiên, trường hợp thai quá to hoặc cổ tử cung mở chưa hết... thì âm hộ của mẹ bầu thường bị rách hoặc bác sĩ phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp bà bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn.

Nếu như sau khi tầng sinh môn bị rách hoặc do rạch, nhưng không được khâu lại thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến:

- Thẩm mỹ tầng sinh môn của bạn

- Quan hệ vợ chồng không còn “khăng khít” như trước, làm giảm ham muốn của cả 2.

- Bạn dễ bị viêm nhiễm, mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung

Những nguyên nhân trên là lí do tại sao bạn phải khâu tầng sinh môn sau khi rách hoặc do rạch.

Vết khâu tầng sinh môn bị cứng thì phải làm sao?

Nhiều khả năng vết khâu tầng sinh môn bị cứng xảy ra mà các mẹ bầu không thể lường trước được. Chính vì vậy, mẹ bầu nên nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa để cho lời khuyên hữu ích nhất. Trong trường hợp bình thường, không có nguy hiểm gì thì chị em có thể hoàn toàn yên tâm để dành thời gian chăm con thật tốt. Tuy nhiên nếu ở trường hợp bất thường, thậm chí cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm hay nhiễm khuẩn thì bạn cần phải thực hiện điều trị ngay lập tức, tránh những biến chứng của bệnh có thể nặng hơn nhiều.

Có một lưu ý vô cùng quan trọng đó là chị em không nên tự mình sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị cứng. Theo các bác sĩ thì việc làm này rất nguy hiểm, chúng thậm chí có thể khiến các mẹ phải đối mặt với nhiều bệnh lý và nguy cơ dẫn đến vô sinh, thậm chí có thể là ung thư.

vicare.vn-vet-khau-tang-sinh-mon-bi-cung-thi-phai-lam-sao-body-1

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh như thế nào?

Vì vết khâu tầng sinh môn cũng giống như những vết khâu khác trên cơ thể khi bị thương. Nếu như bạn không chăm sóc đúng cách sẽ khiến các vết khâu càng lâu lành hơn, thậm chí còn có thể dẫn tới tình trạng bị đứt chỉ, bị nhiễm trùng, co cơ... Bởi thế cho nên khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà sau sinh, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

Trong 3 ngày đầu sau khi khâu, bạn hãy dùng dung dịch Povidone thấm ướt bông gòn và bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần. Đối với băng vệ sinh bạn nên thay ít nhất 6g/lần và nên quan sát xem sản dịch có ra nhiều không, có màu gì và có hôi không? Nếu như có mùi hôi thì sản dịch đã bị nhiễm trùng, bạn cần được bác sĩ tư vấn.

Bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hay kem giảm đau theo mách bảo, theo kinh nhiệm dân gian vì có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, không hoạt động mạnh, để ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,...để giúp vết khâu nhanh chóng hồi phục.

Như vậy, khâu tầng sinh môn là việc cần làm đối với phụ nữ sau khi sinh xong. Bài viết trên HoiBenh đã chia sẻ khá nhiều thông tin về khâu tầng sinh môn, bạn nên dắt túi những kinh nghiệm này để chăm sóc bản thân tốt hơn sau khi sinh.

Xem thêm:

  • Thời gian lành vết khâu tầng sinh môn mà chị em cần biết
  • Tại sao mẹ đi đẻ bị rạch tầng sinh môn?