Vẹo cổ - đừng để con mắc dị tật suốt đời vì một phút giây lơ là của mẹ

Tật vẹo cổ ở trẻ em có thể phát sinh khi bé trải qua việc chào đời một cách khó khăn hoặc do tư thế nằm không đúng trong bụng mẹ. Nếu trẻ có dấu hiệu vẹo cổ không được chữa trị đúng lúc có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc và nghiêm trọng hơn là bị dị tật suốt đời.

Vẹo cổ - đừng để con mắc dị tật suốt đời vì một phút giây lơ là của mẹ Vẹo cổ - đừng để con mắc dị tật suốt đời vì một phút giây lơ là của mẹ

Tật vẹo cổ ở trẻ em có thể phát sinh khi bé trải qua việc chào đời một cách khó khăn hoặc do tư thế nằm không đúng trong bụng mẹ. Nếu trẻ có dấu hiệu vẹo cổ không được điều trị đúng lúc có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc và nghiêm trọng hơn là bị dị tật suốt đời.

Vẹo cổ, do đâu?

Vẹo cổ hay còn gọi là tật cổ xoay là tình trạng đầu trẻ bị nghiêng sang một bên và cằm lại nghiêng theo hướng ngược lại. Theo thống kê cứ 250 trẻ sơ sinh thì sẽ có 1 trẻ bị tật vẹo cổ.

Một số triệu chứng dễ nhận thấy ở trẻ thường liên quan tới việc quay đầu như đầu bị nghiêng sang một bên, bé thường nhìn qua một bên vai thay vì xoay đầu để quan sát, trẻ xoay đầu khó khăn và thích bú một bên vì cảm thấy khó chịu khi phải bú bên còn lại. Ngoài ra còn có những vấn đề phát sinh khác ở những bé bị tật vẹo cổ như chứng đầu lép ở một hoặc hai bên do bé thường xuyên nằm nghiêng về một phía, bé cũng xuất hiện một số vết sưng hoặc u nhỏ ở cổ như nút thắt nhỏ lúc căng cơ.

vicare.vn-veo-co-dung-de-con-mac-di-tat-suot-doi-vi-mot-phut-giay-lo-la-cua-me-body-1

Có nhiều nguyên nhân gây ra tật vẹo cổ ở trẻ sơ sinh như căng cơ ức đòn bẩm sinh - sức căng giữa xương ức, xương đòn với hộp sọ quá cao khiến ảnh hưởng tới tư thế của thai nhi trong bụng mẹ hoặc do bị tổn thương trong quá trình chào đời.

Ngoài ra trong một số trường hợp hiếm, tật vẹo cổ được hình thành bởi di truyền và do những tổn thương nghiêm trọng ở não hoặc u tủy sống.

Bên cạnh đó, những bất thường ở đốt sống cổ bị dính vào nhau khiến vùng cổ khó di chuyển và dẫn tới vẹo cổ dù ít phổ biến. Đối với trẻ lớn hơn nguyên nhân vẹo cổ có thể do thói quen nằm nghiêng một bên thường xuyên hoặc tư thế ngồi không đúng cách.

điều trị vẹo cổ thế nào?

Đối với trẻ bị vẹo cổ, nếu được quan sát phát hiện sớm bé hoàn toàn có thể điều trị khỏi bệnh ngay cả khi chứng vẹo cổ được hình thành do di truyền hoặc bẩm sinh.

Do vậy trong 2 tuần đầu sau sinh, bố mẹ cần quan sát kĩ hoạt động của trẻ. Nếu thấy trẻ có xu hướng nghiêng đầu sang một bên vai khi cằm lại quay về phía còn lại thì nên đưa bé đến bác sĩ chẩn đoán.

Bố mẹ cũng có thể sờ lên vùng cổ của trẻ thường xuyên để xác nhận hạch cổ bất thường. Đối với trẻ lớn hơn, có nhiều dấu hiệu nhận biết rõ rệt như việc cổ trẻ bị nghiêng về một bên hoặc gây đau nhẹ, làm trẻ không thoải mái.
vicare.vn-veo-co-dung-de-con-mac-di-tat-suot-doi-vi-mot-phut-giay-lo-la-cua-me-body-2

Thời gian vàng để điều trị tật vẹo cổ ở trẻ là trong vòng một tháng đầu tiên sau sinh, lúc này cơ cổ của bé vẫn chưa cứng và hoàn thiện, do đó bác sĩ có thể kéo giãn cơ ức đòn chũm của bé để tạo sự cân bằng cho cổ trẻ cũng như tật vẹo cổ bằng vật lý trị liệu. Trong trường hợp vượt quá 3 tháng sau sinh, quá trình điều trị sẽ có khó khăn hơn do lúc này xương cổ đã hoàn thiện và cơ cổ đã cứng. Vì thế trong thời gian trẻ mới sinh, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến biểu hiện quan sát của trẻ để phát hiện các dấu hiệu kịp thời.

Bên cạnh đó đối với các trẻ bị vẹo cổ do các nguyên nhân ngoại quan như té ngã, nằm ngủ sai tư thế thì bố mẹ không cần quá lo lắng vì các triệu chứng này có thể tự hết trong vòng vài ngày. Tuy nhiên nếu hơn một tuần mà trẻ vẫn không tự khỏi thì bố mẹ cần đưa trẻ đi đến các cơ sở y tế thăm khám chẩn đoán để có phác đồ điều trị vật lý trị liệu phù hợp. Việc chẩn đoán quá muộn sẽ gây khó khăn hơn cho quá trình điều trị, trong trường hợp tệ nhất còn có thể khiến trẻ mắc dị tật suốt đời.