Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không?

Đối với nhiều phụ nữ, thuốc tránh thai khẩn cấp là một cứu tinh trong việc tránh có thai ngoài ý muốn khi không sử dụng hoặc nghi ngờ thất bại với các biện pháp tránh thai khác. Tuy nhiên, một vấn đề được nhiều chị em đặt ra là uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không? Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không?

Đối với nhiều phụ nữ, thuốc tránh thai khẩn cấp là một cứu tinh trong việc tránh có thai ngoài ý muốn khi không sử dụng hoặc nghi ngờ thất bại với các biện pháp tránh thai khác. Tuy nhiên, một vấn đề được nhiều chị em đặt ra là uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không, hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau.

Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là thuốc có chứa chất progestin, đây là một dạng tổng hợp của nội tiết tố progesteron ở nữ. Nồng độ chất progestin trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao hơn rất nhiều so với thuốc tránh thai thông thường nên có hiệu quả cao trong việc tránh thai nhờ vào:

  • Ức chế sự rụng trứng
  • Làm đặc niêm dịch cổ tử cung nên tinh trùng không thể di chuyển lên trên được nữa.
  • Ức chế sự phát triển của nội mạc tử cung ngăn cản sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Thuốc tránh thai khẩn cấp dùng cho phụ nữ trong các trường hợp sau:

  • Không sử dụng hoặc nghi ngờ sẽ thất bại với các phương pháp tránh thai khác như: bao cao su bị tuột hay bị rách, tinh dịch dính ở cửa mình khi xuất tinh ngoài âm đạo ...
  • Quan hệ tình dục đột xuất.
  • Bị cưỡng bức.

Thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả khá cao nếu dùng đúng cách.

vicare.vn-uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-co-hai-khong-body-1

Phân loại thuốc tránh thai khẩn cấp

Hiện nay, trên thị trường phổ biến 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp như sau:

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên: uống 1 viên duy nhất trong 72 giờ sau khi quan hệ tình dục, uống càng sớm thì hiệu quả tránh thai càng cao. Các chế phẩm trên thị trường như: Mifestad 10, Mifepristone 10 mg, Bocinor 1,5 mg, CIEL EC, NAPHAMIFE ...
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên: Uống 2 viên, viên đầu tiên sớm nhất trong 72 giờ sau khi quan hệ tình dục. Viên thứ hai uống sau viên thứ nhất 12 giờ. Các chế phẩm trên thị trường như: Happynor 0,75 mg, Postinor 2, Lys ...

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại không?

Do bản chất progestin cũng là một nội tiết tố nên khi đưa một hàm lượng lớn vào cơ thể dễ gây ra những rối loạn, từ đó có thể dẫn đến các tác hại như sau:

Buồn nôn và nôn

Buồn nôn và nôn là những tác hại có thể xảy ra sau khi uống thuốc. Khoảng một phần năm phụ nữ bị buồn nôn và một nửa trong số đó bị nôn. Điều này có thể làm một vài người lầm tưởng rằng thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng vì buồn nôn và nôn cũng là dấu hiệu của thai nghén. Tuy nhiên, có sự khác biệt là các triệu chứng này thường sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn chứ không kéo dài như trong thai nghén. Nếu ngay sau khi uống thuốc mà bị nôn thì phải uống lại viên thuốc khác tương tự. Nếu sau khi uống 2 giờ mới nôn thì không cần uống lại. Bạn không cần phải hoảng sợ nếu bắt đầu cảm thấy buồn nôn hoặc nôn. Chỉ cần đi khám bác sĩ khi buồn nôn và nôn nặng hoặc kéo dài.

Đau đầu

Đau đầu là một tác hại khá thường gặp khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp. Đau đầu thường nhẹ và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Một số phụ nữ còn có thể bị đau nửa đầu mức độ nặng sau khi dùng thuốc. Nguyên nhân là do thuốc làm sụt giảm nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Khi bị đau đầu nặng và kéo dài thì bạn nên đi khám để được điều trị sớm.

Tăng cân

Một tác hại khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là cơ thể bạn sẽ bị tăng cân. Nguyên nhân là do rối loạn nội tiết tố gây giữ nước nhiều hơn, nhất là ở vùng ngực và hông. Do đó, tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để ngừa thai vì tính tiện dụng của nó.

Xuất huyết âm đạo

Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo. Nếu xuất huyết nặng hoặc kéo dài trên 5 ngày thì tốt nhất bạn nên đi khám.

Ngực căng đau

Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm ngực bạn bị căng và đau. Tác hại này thường sẽ được cải thiện sau khi bạn dùng thuốc được một vài tuần. Nên bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này.

vicare.vn-uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-co-hai-khong-body-2

Đau bụng và táo bón

Đau bụng là một trong những tác hại phổ biến nhất mà phụ nữ phải đối mặt sau khi uống thuốc ngừa thai khẩn cấp. Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến mất nước hoặc táo bón, khiến bạn mệt mỏi. Nên đi gặp bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau bụng hoặc táo bón kéo dài.

Biến chứng ở mắt

Một trong tác hại nguy hiểm của thuốc tránh thai khẩn cấp là làm giảm thị lực của mắt. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết khi dùng thuốc sẽ làm khô giác mạc dễ dẫn đến loét giác mạc, có thể làm giảm thị lực, thậm chí mù loà. Ngoài ra, có thể gặp tình trạng lồi mắt, nhìn đôi hay phù gai thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Rối loạn kinh nguyệt

Một số trường hợp sau khi sử dụng thuốc thì bị rối loạn kinh nguyệt như kinh không đều, có thể đến sớm hơn 3 đến 4 ngày hoặc đến muộn hơn, thậm chí bị mất kinh. và dễ bị rong kinh giữa chu kỳ. Khoảng 13 đến 14% phụ nữ bị đau bụng kinh nhiều hơn. Nếu rối loạn kinh nguyệt kéo dài, bạn cần đến bác sĩ để được điều chỉnh lại cho kinh nguyệt ổn định.

Rối loạn cảm xúc

Một số trường hợp uống thuốc tránh thai khẩn cấp có hại cho tâm lý như làm thay đổi cảm xúc thất thường, thậm chí gây trầm cảm. Do đó, cần đến gặp bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu bất thường này sau khi dùng thuốc.

Giảm ham muốn tình dục

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể làm tăng cảm giác đau khi quan hệ tình dục. Điều này là do sự sụt giảm của nội tiết tố estrogen khi sử dụng thuốc làm giảm tiết dịch bôi trơn âm đạo khiến phụ nữ sẽ cảm thấy đau nhiều khi quan hệ, dẫn đến tác hại giảm ham muốn tình dục.

Nhiễm nấm âm đạo

Thuốc tránh thai khẩn cấp làm sụt giảm nội tiết tố estrogen từ đó gây ra giảm độ toan của âm đạo dễ dẫn đến tác hại là nhiễm nấm âm đạo, đặc biệt là nấm Candida albicans.

Tránh thai thất bại

Tất cả các loại thuốc tránh thai khẩn cấp trên thị trường hiện nay đều không có hiệu quả tránh thai đảm bảo 100%. Khi uống thuốc trong vòng 24 giờ đầu thì tránh thai thành công được 95%. Từ 25 đến 48 giờ kế tiếp, tránh thai thành công được 85% và từ 49 đến 72 giờ chỉ còn thành công được 58%. Do đó, sau khi uống thuốc, nếu không có kinh trong vòng 21 ngày hoặc trễ kinh hơn 7 ngày so với dự đoán thì bạn hãy nên thử thai bằng que thử thai, vì rất có thể bạn đã thất bại trong việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một tác hại có thể xảy ra ở phụ nữ uống thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài và hay gặp kèm theo dấu hiệu tăng cân. Đây là một bệnh lý rất nguy hiểm vì nếu để lâu thì khối thai ngoài lớn gây vỡ vòi tử cung, xuất huyết cấp tính trong ổ bụng dẫn đến tính mạng nguy kịch. Thai ngoài tử cung có các dấu hiệu cảnh báo sớm như trễ kinh, đau bụng, ra máu âm đạo không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà bạn có các dấu hiệu này thì cần đi khám ngay.

Tắc mạch do huyết khối

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm tăng nguy cơ bị tắc mạch do huyết khối lên gấp khoảng 4 lần so với những người không sử dụng thường xuyên. Nếu có tác hại này xảy ra, cho dù chưa xác định được có phải là do thuốc hay không thì cũng nên ngưng thuốc, đặc biệt là trong trường hợp bị bất động lâu ngày do bệnh hoặc tai nạn hoặc người có tiền sử huyết khối.

vicare.vn-uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-co-hai-khong-body-3

Lưu ý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp để hạn chế các tác hại

  • Các thuốc tránh thai phải được uống càng sớm càng tốt sau khi quan hệ.
  • Phải uống đủ liều mới có tác dụng, đặc biệt là với thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên.
  • Không nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần trong 1 tháng vì càng dùng nhiều thì hiệu quả càng giảm xuống, tác hại càng tăng lên.
  • Không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp khi có thai hoặc bị dị ứng với thuốc tránh thai.
  • Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa khi bạn có tiền sử huyết khối, tiền sử ung thư vú, viêm gan cấp tính, u gan, động kinh, bệnh lý van tim, đái tháo đường.

Xem thêm:

  • 10 sự thật về thuốc tránh thai khẩn cấp phụ nữ phải biết
  • ng của thuốc tránh thai khẩn cấp
  • Thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng tới thai nhi không?