Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có nguy hiểm không?

Trong các biện pháp tránh thai thường được sử dụng thì việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp được xem là biện pháp cứu nguy trong trạng thái bất đắc dĩ. Thế nhưng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có thai không? Có nguy hiểm không? Chị em tham khảo thêm bài viết sau đây nhé.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có nguy hiểm không? Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có nguy hiểm không?

Trong các biện pháp tránh thai thường được sử dụng thì việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp được xem là biện pháp cứu nguy trong trạng thái bất đắc dĩ. Thế nhưng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có thai không? Có nguy hiểm không? Chị em tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân chị em uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là loại thuốc chứa hàm lượng hormone sinh dục nữ progestin liều cao có tác dụng làm chậm hoặc ngăn cản quá trình rụng trứng, làm biến đổi lớp nội mạc tử cung, ngăn chặn việc làm tổ của trứng từ đó có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai. Song song với những điều này, thuốc cũng có tác dụng làm cho dịch nhầy ở cổ tử cung bị đặc lại và dày lên để ngăn chặn tinh trùng xâm nhập vào tử cung hay gây cản trở đường đi của trứng hoặc tinh trùng trong vòi trứng của tử cung để hạn chế tối đa sự thụ tinh.

Tuy nhiên, lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp kéo theo nhiều tác dụng phụ như nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, ra máu bất ngờ, rong kinh...

Hiện tượng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu cho thấy cơ thể người phụ nữ đã bị tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc. Các bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của triệu chứng dựa vào tình trạng máu ít hay nhiều, có đi kèm nhiều triệu chứng khác hay không? Nhưng thường nguyên nhân ra máu sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể do:

  • Nếu bạn ra máu bất ngờ dù chưa đến kỳ kinh, máu có màu nâu đen vón cục nhưng không quá nhiều thì hiện tượng sẽ tự giảm sau 3 đến 4 ngày giống như một kỳ kinh nguyệt bình thường và bạn đã dùng thuốc tránh thai thành công. Các chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo, bạn có thể xác định dựa vào ngày này để theo dõi thời điểm rụng trứng, hạn chế được khả năng mang thai và tránh sử dụng thuốc tránh thai lần sau.
  • Bên cạnh đó, hiện tượng ra máu như trên cũng có thể do chị em sử dụng thuốc chưa đúng cách như uống thuốc chậm, dùng thuốc không đúng theo hướng dẫn, thuốc đã bị hở, ẩm mốc... Những nguyên nhân này dẫn đến lượng thuốc trong cơ thể không đủ , nội mạc tử cung bị bong ra và chảy máu. Thêm vào đó, sự mất cân bằng hormone trong cơ thể của một số phụ nữ, quan hệ tình dục quá mức, gây tổn thương âm đạo cũng gây nên hiện tượng ra máu âm đạo này.
vicare.vn-uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-bi-ra-mau-co-nguy-hiem-khong-body-1

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu thì có thai không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Nguyên nhân là do khi quan hệ vào ngày rụng trứng, dịch tiết ở dương vật chứa tinh trùng, chỉ cần một tinh trùng bơi khỏe vào tử cung phụ nữ đã có thể gây khả năng thụ thai.

Thực tế chứng minh thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có hiệu quả tối đa 85%, sau khi quan hệ, chị em có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc gây ra hiện tượng rong kinh, rong huyết... Vì thế, hiện tượng ra máu lần này có thể do tác dụng phụ của thuốc, và chị em vẫn có thể có thai bình thường.

Nếu kinh nguyệt không có trở lại trong vòng 4 tuần sau khi đã dùng thuốc tránh thai khẩn cấp thì khả năng cao chị em đã mang thai. Trường hợp này, chị em nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tư vấn kịp thời.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có nguy hiểm không?

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có nguy hiểm không phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp. Tình trạng màu ra nhiều hay ra ít, ra thời gian ngắn hay kéo dài nhiều ngày, có kèm triệu chứng khác không? Đa số chị em sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp máu ra nhẹ là do tác dụng phụ của thuốc, máu thường sẫm màu, có lẫn các mảnh vụn , máu cục và chất nhầy, đây được coi là máu kinh nguyệt bình thường. Hay thấy buồn nôn sau khi uống thuốc thì điều này cũng thường xảy ra. Nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi hay đau bụng dưới, ngực căng đau hơn bình thường, kỳ kinh chênh lệch... Những tác dụng phụ này gồm cả ra máu âm đạo sẽ biến mất sau vài ngày, có thể không nguy hiểm cho sức khỏe. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này nếu trước đây đã từng có nhiều tác dụng phụ như vậy.

Tuy nhiên, nếu gặp phải những triệu chứng như chóng mặt, đau bụng, ra máu âm đạo ngày càng nhiều và không có dấu hiệu giảm sau vài ngày, chị em cần đến ngay chuyên khoa sản tại các bệnh viện uy tín để khám ngay. Những trường hợp này có thể là tình trạng cấp cứu, có khả năng ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy, uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu không phải là việc dễ dàng chủ quan, ngay cả khi đây đã là hiện tượng được cảnh báo trước khi dùng thuốc. Song song với việc lựa chọn thuốc tránh thai khẩn cấp cho những trường hợp bất khả kháng, chị em cần chú ý trang bị những kiến thức cần thiết về cách dùng thuốc cũng như nhận biết được hiện tượng có thể xảy ra sau khi dùng thuốc để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Luôn bình tĩnh, theo dõi chặt chẽ và có những biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp để tránh tình trạng đáng tiếc xảy ra.

vicare.vn-uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-bi-ra-mau-co-nguy-hiem-khong-body-2

Những lưu ý khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

  • Nên làm theo hướng dẫn sử dụng thuốc, uống đúng liều, đúng thời gian. Mua thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, tránh thuốc bị ẩm mốc, hư hỏng... gây tác dụng phụ đối với cơ thể phụ nữ.
  • Hạn chế dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều, các bác sĩ khuyên rằng, không nên dùng quá 2 liều thuốc tránh thai khẩn cấp trong vòng 1 tháng .
  • Vì những tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể chị em, và ngay cả khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp xác suất mang thai vẫn có nên cần chủ động dùng các biện pháp tránh thai an toàn khác như dùng bao cao su, đặt vòng... để dản bảo an toàn nhất cho bản thân.
  • Khi thấy có dấu hiệu bất thường, chị em cần đi khám ngay để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Xem thêm:

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp 72 giờ có thực sự là thần dược?
  • Ai không được dùng thuốc tránh thai khẩn cấp?
  • Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hiệu quả nhất