Uống sắt có nóng không? Làm sao để tránh táo bón do sắt?

Uống sắt có nóng không là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung khoáng chất này cho cơ thể. Đặc biệt với những mẹ bầu, điều này lại càng quan trọng bởi sắt là thành phần tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Uống sắt có nóng không? Làm sao để tránh táo bón do sắt? Uống sắt có nóng không? Làm sao để tránh táo bón do sắt?

Uống sắt có nóng không là câu hỏi được nhiều người tìm hiểu trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm bổ sung khoáng chất này cho cơ thể. Đặc biệt với những mẹ bầu, điều này lại càng quan trọng bởi sắt là thành phần tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé.

Uống sắt có nóng không và những dấu hiệu nhận biết

Thực tế, sắt là một trong những khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe con người. Dù ở lứa tuổi nào, bạn vẫn cần bổ sung sắt cho cơ thể khi có những dấu hiệu thiếu sắt. Thông thường, bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm có chứa khoáng chất này cho bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn không đủ cung cấp lượng sắt cần thiết, đặc biệt là khi mang thai nhu cầu lại càng tăng cao. Lúc này, sử dụng viên sắt là điều được khuyến cáo hàng đầu.

Thực tế, bổ sung sắt qua đường uống thường tiềm ẩn những tác dụng phụ, trong đó khiến cơ thể nóng trong với những biểu hiện như:

  • Táo bón, đi ngoài phân có màu đen.
  • Cảm giác buồn nôn kéo dài.
  • Đi ngoài ra máu hoặc vệt máu ở phân.
  • Đau dạ dày, co thắt dạ dày.

Hiện tượng nóng trong khi xuất hiện ở phụ nữ mang thai thường khiến chị em vô cùng mệt mỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, điều này sẽ gây ra những tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, bạn đừng quá chủ quan nếu thấy cơ thể có biểu hiện của việc nóng trong.

vitamin tổng hợp dành cho tuổi tiền mãn kinh không nhất thiết phải có sắt nữa

Tại sao uống sắt bị nóng

Về hiện tượng nóng trong cũng như việc uống sắt gây táo bón, điều này là do phản ứng của cơ thể người dùng với các thành phần có trong viên sắt.

Trước hết, dấu hiệu nóng trong không xuất hiện ở tất cả những người đang sử dụng viên uống bổ sung sắt hàng ngày. Thay vào đó, điều này thường gặp ở những người có cơ địa yếu, dễ bị dị ứng với thuốc và đặc biệt là mẹ bầu đang mang thai.

Đặc biệt với thai phụ, do mang thai khiến cơ thể có sự thay đổi về hormone. Từ đây, mẹ bầu rất dễ nóng trong. Điều này càng trở nên nặng nề khi thai phụ dùng thêm các viên uống bổ sung khoáng chất như sắt hoặc canxi. Cùng với đó, các thành phần có trong viên sắt không thể hấp thụ hoàn toàn vào trong cơ thể mà đào thải ra ngoài một phần. Điều này có thể tạo thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa dẫn đến khó tiêu hay táo bón.

Cách tránh táo bón do uống sắt

Với những người có cơ địa yếu, dễ bị dị ứng với thuốc, việc nóng trong khi uống sắt là bởi cơ thể chưa kịp thích nghi. Lúc này, bạn nên dùng sắt với liều lượng nhỏ và tăng dần cho đến khi không thấy xuất hiện những triệu chứng như táo bón hay buồn nôn...

Với bà bầu, để tránh tác dụng phụ của viên sắt nói chung và hiện tượng táo bón nói riêng. Bạn hãy chọn các sản phẩm bổ sung sắt có thành phần từ tự nhiên, được sản xuất với công nghệ hiện đại.

Cùng với đó, các bạn nên áp dụng một số cách thức giúp hạn chế tình trạng bà bầu uống sắt bị táo bón như sau:

  • Khi uống sắt, bạn nên sử dụng một lượng nước lớn. Cùng với đó, bạn nên bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể hàng ngày, đảm bảo cung cấp từ 2-3l nước. Điều này vừa tốt cho sức khỏe, vừa giảm thiểu táo bón khá tốt.
Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và đang mang thai thì cần các loại vitamin có chứa sắt và axit folic

  • Nên sử dụng sữa chua và các loại đồ uống có chứa probiotic và prebiotic thường xuyên mỗi ngày. Những thành phần này giữ vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cơ thể, kích thích tiêu hóa.
  • Để ngăn ngừa việc bà bầu uống sắt bị táo bón, các bạn hãy lựa chọn thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
  • Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, thường xuyên mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Mẹ bầu đừng quên tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập như đi bộ, yoga, bơi... rất có lợi cho phụ nữ có thai.
  • Cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi bởi tình trạng căng thẳng có thể hiện hiện tượng táo bón thêm phần nghiêm trọng.
  • Tránh dùng các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như phô mai, ngũ cốc, nước ép... khi đang táo bón.

Hiện tượng uống sắt gây táo bón là điều vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ khi đang mang thai. Với trường hợp tình trạng nóng trong không suy giảm và mẹ bầu bị táo bón kéo dài dù đã áp dụng nhiều cách. Lúc này bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

Xem thêm :

  • Những thực phẩm giàu chất sắt cho mẹ bầu bồi bổ sức khỏe
  • Nhận biết dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu
  • Tại sao bà bầu bị thiếu sắt?