Ứng dụng kỹ thuật huỳnh quang tại Bệnh viện Việt Đức

Sau 1 tuần được các bác sĩ bệnh viện Việt Đức phẫu thuật tắc động mạch cảnh não bên trái khiến mắt bị mờ bằng kỹ thuật huỳnh quang, sức khỏe của bệnh nhân Tâm đã dần hồi phục. Các tia huỳnh quang sẽ được bơm vào mạch máu cùng lúc bác sĩ phẫu thuật.

Ứng dụng kỹ thuật huỳnh quang tại Bệnh viện Việt Đức Ứng dụng kỹ thuật huỳnh quang tại Bệnh viện Việt Đức

Sau 1 tuần được các bác sĩ bệnh viện Việt Đức phẫu thuật tắc động mạch cảnh não bên trái khiến mắt bị mờ bằng kỹ thuật huỳnh quang, sức khỏe của bệnh nhân Tâm đã dần hồi phục

Các bác sĩ khoa Phẫu thuật thần kinh II, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân Dương Đức Tâm (35 tuổi, quê ở Quảng Bình) bị tắc động mạch cảnh não bên trái khiến mắt bị mờ bằng kỹ thuật huỳnh quang.

Ứng dụng kỹ thuật huỳnh quang điều trị dị dạng mạch máu não

Trước đó, bệnh nhân Tâm được chuyển từ Bệnh viện Mắt trung ương sang Bệnh viện Việt Đức do mắt trái bị mờ. Tại đây, bệnh nhân Tâm được chẩn đoán bị tắc động mạch cảnh não bên trái nguyên nhân khiến cho mắt bị mờ. Các bác sĩ đã dùng kỹ thuật huỳnh quang để phẫu thuật mạch máu não, “thông tắc”. Sau 1 tuần điều trị, sức khoẻ của bệnh nhân Tâm đã dần dần hồi phục.

BS Lê Hồng Nhân, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật thần kinh II (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, bệnh nhân Tâm là một trong số 20 bệnh nhân được mổ bằng kỹ thuật mới -kỹ thuật huỳnh quang trong phẫu thuật mạch máu não.

bv

Ca phẫu thuật của BV Việt Đức

Theo BS Lê Hồng Nhân, kỹ thuật này giúp các bác sĩ phẫu thuật sọ não tốt hơn, giảm bớt những biến chứng và chi phí cho bệnh nhân.

“Trong phẫu thuật cho bệnh nhân phình mạch máu não hoặc tắc tĩnh mạch cảnh não, dị dạng tĩnh mạch não, việc nối, thông mạch có thể xảy ra nguy cơ mối nối không thông hoặc bác sĩ không lấy hết các mạch dị dạng. Vì vậy, sau khi phẫu thuật xong, các bệnh nhân thường phải chụp mạch lại để xem việc phẫu thuật có thành công không”- BS Nhân phân tích.

Cũng theo BS Nhân, với kỹ thuật huỳnh quang, các tia huỳnh quang sẽ được bơm vào mạch máu cùng lúc bác sĩ phẫu thuật. Các mạch máu sẽ hiện lên màn huỳnh quang, giúp bác sĩ kiểm soát, xem quá trình phẫu thuật thành công hay chưa... Nhờ đó, bệnh nhân sẽ không có nguy cơ phải phẫu thuật lại.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Nguồn: Sức khỏe đời sống