U nang bì buồng trứng trái có nguy hiểm không?

Trong rất nhiều trường hợp bị u nang bì buồng trứng thì có một số là bị nang bì buồng trứng trái. Chính vì thế có một số chị em thắc mắc u nang bì buồng trứng trái có nguy hiểm không? Dưới đây là thông tin giúp chị em giải tỏa được băn khoăn trên.

U nang bì buồng trứng trái có nguy hiểm không? U nang bì buồng trứng trái có nguy hiểm không?

Trong rất nhiều trường hợp bị u nang bì buồng trứng thì có một số là bị nang bì buồng trứng trái. Chính vì thế có một số chị em thắc mắc u nang bì buồng trứng trái có nguy hiểm không? Dưới đây là thông tin giúp chị em giải tỏa được băn khoăn trên.

1. Thế nào là u nang bì buồng trứng trái?

  • U nang bì buồng trứng là loại u nang hình thành từ tế bào mầm. U nang bì buồng trứng là tổ chức chứa các mô tuyến bã, da, tóc, xương,... nên còn được gọi là u quái. U nang bì thường là loại u lành tính, tiên lượng tốt loại u này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Ở độ tuổi từ 30 - 50, tỷ lệ u nang bì buồng trứng chiếm hơn 30% các trường hợp bị u nang. Phần lớn trong số này (khoảng 98% các khối u) là lành tính, phần còn lại (khoảng 2%) sẽ trở thành ung thư (ác tính).
  • Thông thường, u nang bì buồng trứng chỉ xuất hiện một bên trái hoặc phải, rất hiếm trường hợp (khoảng 10%) xuất hiện ở cả hai bên và những trường hợp này có thể gây ra các biến chứng nặng hơn.
  • U nang bì buồng trứng bên trái hay phải thì cũng chỉ khác nhau ở vị trí xuất hiện, còn triệu chứng, tính chất... thì chúng hầu như không khác nhau.
vicare.vn-u-nang-bi-buong-trung-trai-co-nguy-hiem-khong-body-1

2. Phương pháp chẩn đoán giúp phát hiện u nang bì buồng trứng trái

Phần lớn các trường hợp không có dấu hiệu gì để nhận biết cho đến khi chuẩn hiện các biến chứng hoặc được tình cờ phát hiện khi thăm khám tổng quát hoặc siêu âm ổ bụng. Khi thấy có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đi khám chuyên khoa để thực hiện các biện pháp chẩn đoán giúp xác định chính xác bệnh. Các biện pháp gồm:

  • Siêu âm: Giúp phát hiện khối u ở buồng trứng, xác định chính xác kích thước, cấu trúc, vị trí, loại u... Đồng thời xác định khối u đó có vách ngăn, hay dịch không.
  • Chụp Xquang bụng: Phương pháp này nhằm xác định khối u nang đó có phải là u bì hay không. Nếu xuất hiện các hình ảnh phản quang: răng, tóc, xương trong khối u thì có thể kết luận đó là u nang bì.
vicare.vn-u-nang-bi-buong-trung-trai-co-nguy-hiem-khong-body-2

3. Các biến chứng nguy hiểm gặp ở u nang bì buồng trứng

  • U nang bì buồng trứng trái có nguy hiểm không tùy thuộc vào nó có bị biến chứng hay không. Các biến chứng nguy hiểm phải kể đến đó là:
    Xoắn cuống nang: Bệnh hay xảy ra ở những trường hợp khối u có cuống dài, có đường kính khoảng 8 -10cm, vì khối u nhỏ, lại có cuống dài nên dễ di động, dễ bị xoắn. Nếu được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời thì tiên lượng tốt. Nếu chẩn đoán muộn, khối u vỡ hoặc hoại tử thì có nguy cơ dẫn đến tử vong.
  • Vỡ nang: Là biến chứng ít gặp, đây là hậu quả của xoắn cuống nang mà không được cấp cứu kịp thời. Hoặc do các hành động thô bạo khi thăm khám, hoặc chấn thương ở vùng bụng, cũng có thể gặp sau giao hợp.
  • Chèn ép các cơ quan khác: Khi u nang bì phát triển không bình thường sẽ chèn ép lên các cơ quan khác, có thể gây vô sinh, sẩy thai, đẻ non hay cản trở cuộc đẻ gây đẻ khó.
  • Phát triển thành ung thư: U nang bì có khả năng phát triển thành ung thư trong một số trường hợp.
vicare.vn-u-nang-bi-buong-trung-trai-co-nguy-hiem-khong-body-3
U nang bì có khả năng phát triển thành ung thư trong một số trường hợp

4. Cách điều trị u nang buồng trứng trái

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán loại u nang mắc phải, vị trí, kích thước, tính chất, cùng với mong muốn sinh con của bệnh nhân. Mà bác sĩ sẽ lựa chọn cách điều trị u nang buồng trứng trái phù hợp nhất.

  • Với u nang cơ năng, bác sĩ sẽ theo dõi thêm, nếu thấy chưa cần thiết thì không cần phải điều trị.
  • Với u nang thực thể thì cần điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng.
  • Đối với chị em phụ nữ vẫn còn nhu cầu sinh con: Thường sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật bóc tách để có thể duy trì được chức năng sinh sản của bệnh nhân.
  • Đối với những bệnh nhân không còn nhu cầu sinh đẻ: Bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ hoàn toàn buồng trứng bên trái nhằm tiêu diệt hoàn toàn khối u nang, ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Đặc biệt là trong trường hợp đó là u nang nhầy hoặc u nang nước.
  • Đối với u nang ở những bệnh nhân trên 40 tuổi mà có dấu hiệu nứt vỡ hay có bề mặt sần sùi thì cần tiến hành sinh thiết ngay để ngăn chặn biến chứng ung thư.

U nang bì buồng trứng trái có nguy hiểm không? Như thông tin trên đây thì tùy vào loại nang mà khối u có thể lành tính hoặc có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Nhất là u nang thường phát triển âm thầm, không biểu hiện triệu chứng. Do đó, chị em phụ nữ nên có kế hoạch đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng sức khỏe của bản thân.

Xem thêm:

  • U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
  • Mổ u nang buồng trứng trái bao lâu thì có thai được?
  • Nữ bị đau bụng dưới bên trái, cạnh sườn có phải bị u nang buồng trứng?