Tuổi mãn kinh ở phụ nữ là độ tuổi bao nhiêu?

Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ thường kéo dài từ 3 đến 5 năm với những dấu hiệu tiêu biểu: sắp hết kinh nguyệt đến suy giảm chức năng buồng trứng cho đến lúc không còn kinh nguyệt. Vậy tuổi mãn kinh ở phụ nữ là bao nhiêu và những ảnh hưởng đến sức khỏe khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Tuổi mãn kinh ở phụ nữ là độ tuổi bao nhiêu? Tuổi mãn kinh ở phụ nữ là độ tuổi bao nhiêu?

Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ thường kéo dài từ 3 đến 5 năm với những dấu hiệu tiêu biểu: sắp hết kinh nguyệt đến suy giảm chức năng buồng trứng cho đến lúc không còn kinh nguyệt. Vậy tuổi mãn kinh ở phụ nữ là bao nhiêu và những ảnh hưởng đến sức khỏe khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh là gì? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Tuổi mãn kinh ở phụ nữ

Tuổi mãn kinh ở phụ nữ không phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa, dân tộc,... Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ Việt Nam dao động trong khoảng từ 48 đến 52 tuổi. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tuổi mãn kinh có thể sớm hơn, khoảng 40 tuổi hoặc muộn hơn ở độ tuổi 60.

Thế nhưng tuổi tiền mãn kinh ở mỗi phụ nữ lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, khí hậu, kinh tế, xã hội,... Theo đó những người có chế độ dinh dưỡng tốt, thói quen sinh hoạt, vệ sinh đảm bảo thì tuổi tiền mãn kinh sẽ muộn hơn. Còn những người có chế độ dinh dưỡng không cân đối, trọng lượng nhẹ, hay sử dụng rượu bia, thuốc lá,... thì tuổi mãn kinh sẽ sớm hơn.
vicare.vn-tuoi-man-kinh-o-phu-nu-la-do-tuoi-bao-nhieu-body-1

Những người có chế độ sinh hoạt tốt thường tuổi mãn kinh xuất hiện muộn hơn.

Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người phụ nữ?

Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, sức khỏe của người phụ nữ có những thay đổi nhất định. Dưới đây là những thay đổi bất lợi:

  • Sự thay đổi vóc dáng: lúc này lưng ngày càng còng xuống, chiều cao giảm, bụng chảy xệ, da nhăn nheo, khả năng đàn hòi của da kém và mất dần. Tóc xuất hiện các sợi bạc và mức độ tóc bạc ngày càng gia tăng.

  • Dễ mắc bệnh loãng xương, thoái hóa khớp, dễ gãy xương, thường là ở xương cổ tay và xương đùi.

  • Đau nhức xương khớp, mỏi khớp.

  • Giảm ham muốn tình dục, âm đạo khô, dễ bị tổn thương vào chảy máu. Cơ quan sinh nhục trong, ngoài đều bị teo nhỏ lại. Dây chằng vùng chậu bị nhão và lỏng lẻo hơn.

  • Có thể bị nhiễm trùng được tiểu do nội tiết. Biểu hiện là người phụ nữ tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt và đi tiểu khó kiểm soát.

  • Các chứng xơ cứng thành mạch, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim có nguy cơ gia tăng.
vicare.vn-tuoi-man-kinh-o-phu-nu-la-do-tuoi-bao-nhieu-body-2

Giải pháp giúp phụ nữ có cuộc sống chất lượng sau mãn kinh

  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan. Cần vận động chân tay kết hợp với trí não thường xuyên.

  • Ăn uống đầy đủ các chất. Cần bổ sung vitamin B, canxi, vitamin D. Tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây tươi giàu chất xơ, khoáng chất. Đồng thời hạn chế các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, chất kích thích, đồ uống có cồn,...

  • Luyện tập đều đặn hàng ngày để có một cơ thể khỏe mạnh, tăng cường độ dẻo dai của cơ bắp, giúp tinh thần luôn được minh mẫn, sảng khoái.

  • Khám phụ khoa 6 tháng/lần để đảm bảo tình hình sức khỏe, có biện pháp xử lý sớm các bệnh phụ khoa.

Tuổi mãn kinh ở phụ nữ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sức khỏe. Vì vậy ngay từ bây giờ chị em cần thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, học tập khoa học, hợp lý để giúp cho thời kỳ tiền mãn kinh qua đi nhẹ nhàng và dễ chịu. Đồng thời đón nhận thời kỳ mãn kinh với một sức khỏe, cơ thể tốt nhất.