Từ câu chuyện mẹ giết con 33 ngày tuổi, tìm hiểu về thuốc chống trầm cảm mới nhất hiện nay
Đã có lúc bạn rơi vào tình trạng bế tắc, áp lực...bởi những chuyện bên ngoài : học hành, công việc, thi cử, mối quan hệ bạn bè. Mọi thứ đối với bạn vô cùng tồi tệ không có cách giải quyết. Đó là một trong những biểu hiện của Bệnh trầm cảm. Vậy làm sao để chữa bệnh trầm cảm?
Từ câu chuyện mẹ giết con 33 ngày tuổi, tìm hiểu về thuốc chống trầm cảm mới nhất hiện nay
Đã có lúc bạn rơi vào tình trạng bế tắc, áp lực...bởi những chuyện bên ngoài : học hành, công việc, thi cử, mối quan hệ bạn bè. Mọi thứ đối với bạn vô cùng tồi tệ không có cách giải quyết. Những lúc như vậy, bạn thường né tránh, suy nghĩ tiêu cực và lâu dần trở nên thu gọn mình lại, ngại chia sẻ với bên ngoài... Đó là một trong những biểu hiện của Bệnh trầm cảm. Vậy làm sao để điều trị bệnh trầm cảm?
Những biểu hiện bạn bị mắc trầm cảm
Bệnh trầm cảm thực chất không phải một bệnh chứng đơn thuần về cơ thể hay nội tạng mà người bệnh có thể thấy ngay khi có biểu hiện. Ví dụ như bệnh : sốt, viêm họng, đau đầu... mà nó nằm ở vấn đề tâm lý, những tâm trạng trong lòng mỗi người. Hay đơn giản gọi là “tâm bệnh”.
Bác sĩ Phạm Văn Trụ, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM chia sẻ về biểu hiện thường gặp của người trầm cảm.
Họ luôn có nét mặt buồn, chán nản, cảm thấy cô độc, lẻ loi.
Họ mất thích thú trong cuộc sống. Đi lại chậm, cảm giác nặng nề, mệt mỏi, như không còn sức khỏe làm việc, làm nhẹ cũng kêu mệt, không thích gần vợ/ chồng, thấy mọi người, con cháu đều không quan tâm.
Họ ăn rất ít, không ngon, nhạt miệng.
Họ khó ngủ, dậy sớm, thèm ngủ mà không ngủ được, đôi khi ngủ được mà thức dậy vẫn không khỏe.
Đầu óc họ lúc nào cũng không tập trung, do dự không “quyết định” được, không đối phó được.
Hay than vãn việc nhức đầu, mỏi cổ, hồi hộp ép ngực, xoa bóp chân tay vì nhức mỏi, khám bác sĩ đa khoa hay tự mua thuốc uống không hết.
Cũng có người luôn lo lắng vô cớ, ám ảnh bệnh tật vô lý, có từng cơn sợ sệt nhưng lại dễ gần.
Đối với những người đi làm được thì giao tiếp miễn cưỡng, né tránh lời thăm hỏi, gắng gượng làm việc, đãng trí và bế tắc.
Chán đời và cảm thấy có lỗi với người thân, thua người ta, không bằng người ta, trở nên vô dụng, không đáng sống, nghĩ và đôi khi tìm tới cái chết.
Dùng thuốc gì để chống trầm cảm hiệu quả
Khi người bệnh có dấu hiệu bị trầm cảm, cần phải đến gặp bác sĩ và khám cụ thể. Bệnh trầm cảm là bệnh về tâm lý. Vì vây tùy thuộc vào mức độ trầm cảm mà bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc chống trầm cảm phù hợp.
Thuốc để chống trầm cảm bao gồm thuốc Đông y, thuốc Tây y và quan trọng hơn là chống trầm cảm bằng liều thuốc kích thích tinh thần của người bệnh.
Chống bệnh trầm cảm bằng thuốc Đông y đem lại hiệu quả cho người trầm cảm.
Người xưa vẫn hay dùng thuốc Đông y để chống bệnh trầm cảm. Có hai loại thuốc chống bệnh trầm cảm đó là cao đơn hoàn tán và thuốc sắc. Cả hai loại đều có công dụng chống bệnh trầm cảm. Người bệnh có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp với mình theo hướng dẫn của thầy thuốc kê đơn.
Một số loại thuốc Tây Y chống trầm cảm hiệu quả
MAOI mới
Là loại thuốc điều trị trạng thái trầm cảm không điển hình với các triệu chứng như : lo âu, ăn nhiều, ngủ nhiều, không các triệu chứng thực vật, rối loạn hoảng sợ và ám ảnh khoảng trống, ám ảnh xã hội, rối loạn ăn uống.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Loại thuốc này dùng cho các trường hợp rối loạn trầm cảm ( nội sinh, căn nguyên tâm lý, thực tổn...); rối loạn do căng thẳng cảm xúc : cơn hoảng loạn, lo âu, nghi bệnh, các rối loạn ám ảnh sợ, hội chứng suy nhược; các rối loạn khác : chán ăn tâm thần, rối loạn giấc ngủ, phóng tinh sớm, đái dầm, hoảng sợ về ban đêm ở trẻ em; các bệnh thần kinh; chứng ngủ rũ
SSRIs giống như chống trầm cảm 3 vòng
Điều trị các rối loạn trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loại tâm căn, rối loạn sắc khí chu kỳ, rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn hoảng sợ.
Lưu ý: các loại thuốc Tây Y chống bệnh trầm cảm trên khi người mắc bệnh trầm cảm cần phải được sự kê đơn của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý đi mua thuốc và uống.
Liều thuốc tinh thần giúp chống bệnh trầm cảm tốt
Bệnh trầm cảm xuất phát từ chính tâm lý của con người, vì thế chống bệnh trầm cảm hiệu quả bằng tư vấn tâm lý. Khi tâm lý bệnh nhân gặp vấn đề rối loạn, căng thẳng, áp lực... dẫn tới mắc chứng trầm cảm thì đưa người bệnh tới gặp bác sĩ để nhận sự tư vấn.
Mọi sự tư vấn của bác sĩ sẽ là liều thuốc quan trọng giúp bệnh nhân nhận ra vấn đề, thay đổi cách suy nghĩ, cách nhìn về cuộc sống xung quanh, người bệnh sẽ hòa nhập với cộng đồng. Việc điều trị về tâm lý kết hợp với thuốc Tây Y, Đông Y sẽ giúp họ chống được bệnh trầm cảm nhanh.
Để sớm phát hiện ra mình có mắc trầm cảm, chúng ta cần phải tìm hiểu những kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh trầm cảm. Khi có dấu hiệu mắc trầm cảm cần tới ngay bác sĩ để được sự tư vấn và dùng thuốc chống trầm cảm sớm nhất. Hiện nay có rất nhiều thuốc cả Đông Y và Tây Y giúp chống trầm cảm. tùy thuộc vào mức độ trầm cảm của người bệnh bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc phù hợp.
Xem thêm:
- Những triệu chứng trầm cảm tuổi dậy thì
- Bệnh trầm cảm có chữa được không?