Truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm đến tính mạng không?

Ngày càng có nhiều người lạm dụng truyền dịch khi sốt bởi quan niệm rằng dịch truyền không hại cho sức khỏe và ai cũng có thể truyền được. Nhưng thực tế thì truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm đến tính mạng không?

Truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm đến tính mạng không? Truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm đến tính mạng không?

Ngày càng có nhiều người lạm dụng truyền dịch khi sốt bởi quan niệm rằng dịch truyền không hại cho sức khỏe và ai cũng có thể truyền được. Nhưng thực tế thì truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm đến tính mạng không, khi nào nên truyền dịch, khi nào không nên truyền dịch thì không phải ai cũng rõ. Những vấn đề về truyền dịch khi sốt cao này sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm đến tính mạng không?

Đầu tiên, truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm đến tính mạng không?

Theo chuyên gia y tế thì dịch truyền có nhiều loại tùy theo tác dụng nhưng phổ biến là loại cung cấp đường, muối cũng như các chất điện giải như glucose 5%, 10% hay đạm cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng,...Vậy truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm đến tính mạng không?

Nhiều người cứ thấy trong người mệt mỏi, sốt là đi truyền nước, truyền hoa quả mà không hiểu rằng việc làm này là không cần thiết và tốn kém tiền bạc, thời gian cũng như có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều người cho rằng truyền nước giúp cơ thể khỏe hơn hoặc hạ sốt nhanh hơn nên tự mua nước sinh lý về truyền dẫn tới tử vong.

Tự ý truyền dịch khi người đang mệt mỏi, sốt là không khoa học. Truyền dịch chỉ cần thiết trong trường hợp bệnh nặng cần cấp cứu hoặc trong trường hợp người bệnh không thể uống thuốc. Tuy nhiên, việc dùng loại dịch truyền nào với liều lượng ra sao thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể cũng như cần có sự theo dõi của thầy thuốc.

vicare.vn-truyen-dich-khi-sot-cao-co-nguy-hiem-den-tinh-mang-khong-body-1
Truyền dịch có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân trong một số trường hợp

Trên thực tế, hiện tượng sốc và tử vong do truyền dịch không phải hiếm. Với bệnh nhân sốt cao mà lại viêm phổi thì truyền nước sẽ làm tràn ngập phổi và gây phù phổi cấp, không thể cứu chữa được. Còn với người bị cao huyết áp hay bệnh tim cũng không thể truyền dịch bừa bãi vì nguy cơ tai biến rất cao.

Trong đó, tai biến nguy hiểm nhất là sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh hay cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch hoặc do nhiễm trùng cũng như chệch ven. Thậm chí, sốc phản vệ có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh được chỉ định truyền tại bệnh viện lớn. Tuy nhiên, nếu sốc phản vệ xảy ra tại gia đình thì nguy cơ bệnh nhân tử vong sẽ cao hơn vì xử lý chậm.

Trước khi truyền dịch, bác sĩ phải tiến hành đo huyết áp, nhịp tim, phổi, tìm hiểu cơ địa của bệnh nhân rồi mới truyền dịch.

2. Khi nào thì nên truyền dịch?

Truyền dịch khi sốt cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Vậy khi nào thì người bệnh nên truyền dịch?

Truyền dịch thường được các bác sĩ chỉ định trong các trường hợp bệnh sau:

- Đối tượng phẫu thuật, suy dinh dưỡng hay không ăn được bằng đường miệng cũng như không tiêu hóa được thức ăn... truyền dịch nhóm cung cấp chất dinh dưỡng gồm dung dịch glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% cũng như các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin.

- Các trường hợp mất nước, mất máu khi bị tiêu chảy hay bỏng, ngộ độc truyền dịch nhóm cung cấp nước, các chất điện giải như dung dịch lactate ringer hay bicarbonate natri 1,4%.

- Các trường hợp cần bù nhanh chất albumin cũng như lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể truyền dịch nhóm đặc biệt như dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril cũng như dung dịch cao phân tử.

3. Ăn uống đủ, chăm sóc tốt thì không cần truyền dịch

Truyền dịch khi sốt cao có nguy hiểm như thế nào bạn đã nắm được. Không phải trường hợp nào cứ sốt là truyền dịch. Có những trường hợp nào không cần truyền dịch mà chỉ cần chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý .

Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà thì với người bệnh thì điều quan trọng là ăn uống, dinh dưỡng đủ. Nếu bệnh nhân không ăn được thì phải uống nước đầy đủ. Nếu bệnh nhân có thể ăn uống đủ, chăm sóc tốt thì không cần truyền dịch.

vicare.vn-truyen-dich-khi-sot-cao-co-nguy-hiem-den-tinh-mang-khong-body-2
Nếu bệnh nhân có thể ăn uống đủ, chăm sóc tốt thì không cần truyền dịch

Ngoài ra, người bệnh nên ăn các thức ăn lỏng, dễ ăn cũng như nghỉ ngơi và theo dõi nhiệt độ. Bên cạnh đó, nên để người bệnh nằm ở phòng thoải mái, nhiệt độ phòng ở mức độ vừa phải và mặc quần áo thoáng mát, có thể chườm cho đỡ nóng, uống thêm vitamin và theo dõi các dấu hiệu cảnh báo để đưa đến bệnh viện kịp thời.

Việc tự ý truyền dịch khi sốt cao rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân, bởi vậy không nên tùy tiện truyền dịch khi bị sốt. Và tốt nhất là bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, kê đơn.

Xem thêm:

  • Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sốt cao co giật
  • Bà bầu hạn chế truyền dịch dù buồn nôn, không ăn được?
  • Giật mình với nguyên nhân tử vong sau khi truyền dịch