Trước khi làm xét nghiệm máu có nên cho bé uống sữa không?
Đây là vấn đề được rất nhiều bà mẹ quan tâm bởi việc đưa bé đi khám bệnh thường xuyên là rất cần thiết để có thể phát hiện được sớm những căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, các bà mẹ hãy cùng tìm hiểu xem trước khi làm xét nghiệm máu trẻ có được uống sữa hay không?
Trước khi làm xét nghiệm máu có nên cho bé uống sữa không?
Xét nghiệm máu ở trẻ em
Xét nghiệm máu ở trẻ giúp kiểm tra và theo dõi tình hình sức khỏe của bé. Đồng thời, làm xét nghiệm máu cho trẻ nhỏ còn giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh mà những chuẩn đoán thường không thấy được. Đây cũng phương pháp giúp phát hiện ung thư và suy dinh dưỡng ở trẻ.
Sự phát triển toàn diện về thể chất và tâm lý của trẻ nhỏ luôn được các bố mẹ quan tâm. Đôi khi chỉ với những biểu hiện thông thường, bạn sẽ khó nhận biết được con mình có đang phát triển bình thường hay không, bé có thiếu chất gì không.
Thông qua xét nghiệm máu cho bé, bác sỹ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích để giúp bạn nuôi con khỏe mạnh phát triển toàn diện. Vì thế, xét nghiệm máu cho trẻ nhỏ là điều mà các bậc cha mẹ nên làm càng sớm càng tốt.
Rất nhiều ông bố bà mẹ đã làm xét nghiệm máu cho bé ngay khi mới lọt lòng và định kỳ để loại bỏ những nghi ngờ về một số bệnh có thể ảnh hưởng đến con như:suy dinh dưỡng, suy tuyến giáp, thượng thận, ung thư sớm...
Vì sao nên làm xét nghiệm máu ở trẻ nhỏ?
Xét nghiệm máu sớm phục vụ cho việc sàng lọc sơ sinh.
Sàng lọc sơ sinh là chương trình thực hiện xét nghiệm thường qui cho tất cả các bé sơ sinh, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khoẻ, phát triển thể chất, tâm sinh lý của trẻ. Bên cạnh đó, một vài bệnh lý cần phải phát hiện sớm và điều trị ngay trong vòng 2 tuần đầu sau sinh, bé mới phục hồi và phát triển bình thường.
Trước khi làm xét nghiệm máu có nên cho trẻ uống sữa không?
Điều này còn phụ thuộc vào xét nghiệm máu mà bé được chỉ định thực hiện.
Với các xét nghiệm công thức máu (tổng phân tích tế bào máu), nhóm máu, đông máu, phản ứng CRP, chức năng gan - thận, Bilirubin máu (sắc tố mật)..., bé hoàn toàn có thể uống sữa mà không lo ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Tuy nhiên, có những xét nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao như xét nghiệm đường huyết (đường máu, glucose) hay xét nghiệm sắt huyết thanh, Ferritin máu, mỡ máu (cholesterol), điện di đạm, C3, C4 thì em cần cho bé nhịn uống sữa ít nhất là 6 tiếng trước khi lấy máu. Khi ấy, em nên cho bé uống sữa cữ cuối vào trước 12 giờ đêm hôm trước và cho bé lấy máu vào lúc sáng sớm hôm sau là tốt nhất.
Các xét nghiệm máu thông thường cho trẻ
Xét nghiệm máu tĩnh mạch
Xét nghiệm máu tĩnh mạch cho phép xét nghiệm sàng lọc suy giáp, thiếu hụt G6PD, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh. Đa số các bệnh viện lớn ở Việt Nam đang áp dụng kỹ thuật xét nghiệm lấy máu tĩnh mạch.
Lấy máu gót chân trẻ sơ sinh. Cách lấy máu này cho phép xét nghiệm TSH để sàng lọc suy giáp bẩm sinh. Đây là những bệnh lý không nhận thấy khám bằng mắt thường mà phải thử máu.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Dinh dưỡng là một trong những điều được các bố mẹ quan tâm, bởi dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cả thể lực lẫn trí lực của trẻ.
Ngày nay, không ít những trẻ nhỏ do thiếu một số vi chất mà cơ thể rất mập mạp nhưng lại được chuẩn đoán là thiếu canxi. Hay có những trẻ nhỏ rất lười ăn do thiếu hụt vi chất nào đó mà chỉ có thể thông qua việc làm xét nghiệm máu mới có kết quả chính xác.
Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm bệnh ung thư
Những dấu hiệu của trẻ như dễ bầm tím, thường chảy máu nhiều hơn sau một chấn thương nhỏ, hoặc chảy máu mũi hay thường đau bụng, khó thở, nhiễm trùng thường xuyên, sưng tấy, đau xương khớp, thiếu máu ... Các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để sàng lọc ung thư sớm để loại bỏ những nỗi lo lắng cho mình và sức khỏe của con.
Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc trước khi làm xét nghiệm máu có nên cho bé uống sữa của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Qua đó để các ông bố bà mẹ có được những kỹ năng cơ bản, điều cần tránh trong việc đưa trẻ đi làm xét nghiệm máu.
Xem thêm:
- Trẻ bị sốt xuất huyết, khi nào cần xét nghiệm máu?
- Xét nghiệm sàng lọc cho trẻ sơ sinh ngay hôm nay