Triglyceride và cao huyết áp có nguy hiểm không?

Hiện nay có khá nhiều người có Triglyceride tăng cao và mắc bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên họ chưa hiểu vì sao mình lại bị Triglyceride và cao huyết áp. Liệu Triglyceride và cao huyết áp có nguy hiểm không? HoiBenh sẽ cùng các bạn tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây.

Triglyceride và cao huyết áp có nguy hiểm không? Triglyceride và cao huyết áp có nguy hiểm không?

Triglyceride tăng cao là gì?

Triglyceride còn gọi là chất béo trung tính, được sản xuất trong gan và có vai trò cung cấp năng lượng cần thiết cho sự chuyển hóa trong cơ thể. Đây là dạng chất béo thông thường nhất mà chúng ta tiêu thụ và là thành phần chính yếu của các loại dầu thực vật hay mỡ động vật.

Nguyên nhân dẫn tới Triglyceride tăng cao

Khi bạn ăn quá nhiều dầu ăn với thành phần chính là Triglycerides, thường xuyên ăn nhiều calories hơn sự cần thiết của cơ thể, ăn uống nhiều chất ngọt, uống rượu nhiều sẽ mắc những bệnh về tim mạch.

Khi bệnh nhân có mức Triglyceride cao, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và tìm hiểu xem bệnh nhân có mắc các bệnh liên quan như: tiểu đường, cholesterol cao, cao huyết áp, béo phì, suy giáp, bệnh thận, hội chứng chuyển hóa khác hay không để điều trị. Vì nó là nguyên nhân làm tăng Triglyceride ở mức rất cao.

Các loại thuốc cũng có thể làm tăng chất Triglycerides trong máu. Ví dụ như thuốc ngừa thai, estrogen, tamoxifen, thuốc lợi tiểu...

Triglyceride cao cũng có thể là do di truyền trong gia đình gây nên.

vicare.vn-triglyceride-va-cao-huyet-ap-co-nguy-hiem-khong-body-1

Triglyceride có nguy hiểm không?

Triglyceride thấp hay cao đều nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Triglyceride là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim.

Chỉ số Triglyceride cao dẫn tới việc các mảng bám sẽ được hình thành ở thành động mạch khiến cho việc lưu thông máu diễn ra khó khăn hơn ảnh hưởng đến tim mạch.

Khi Triglyceride cao người bệnh sẽ uống thuốc gì?

Người bệnh muốn ổn định Triglyceride cao sẽ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bởi tùy thuộc vào mỗi giai đoạn của bệnh mà có những loại thuốc và cách sử dụng khác nhau.

- Sử dụng thuốc tây để ổn định lượng Triglyceride

- Có chế độ ăn uống phù hợp hàng ngày. Đối với những ai đang ăn quá nhiều chất béo, đồ uống có cồn...hãy bổ sung thêm rau xanh, hoa quả, cá để cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể.

- Tập thể dục mỗi ngày giúp chất béo được đốt cháy liên tục và kết hợp với chế độ ăn phù hợp giúp bạn ổn định Triglyceride.

- Sử dụng thực phẩm chức năng từ thiên nhiên giúp ổn định sức khỏe.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp là một bệnh phổ biến trong đó lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch và cuối cùng gây ra vấn đề sức khỏe. Cao huyết áp cũng có thể gây ra bệnh tim, thận và có liên quan chặt chẽ tới chứng mất trí.

Biểu hiện của bệnh cao huyết áp như thế nào?

Huyết áp của bệnh trên mức 180/110 mmHg và kèm theo nhức đầu có thể bạn đã bị tăng huyết áp.

Người bệnh bị chảy máu mũi là một trong những dấu hiệu của cao huyết áp giai đoạn đầu. Khi huyết áp tăng cao và đột ngột chảy máu nhiều, máu khó ngừng chảy, bạn nên tới cơ sở y tế để đo huyết áp và điều trị kịp thời.

Xuất hiện máu trong mắt, hoặc bị xuất huyết kết mạc cũng có thể là dấu hiệu của người đang bị cao huyết áp hoặc tiểu đường.

Người bệnh thây tê hoặc ngứa râm ran ở các chi. Dấu hiệu này chứng minh việc đột qụy do huyết áp tăng gây ra. Khi bạn bị tăng huyết áp liên tục và không kiểm soát được thì cần chú ý vì đây có thể là lý do dẫn tới sự tê liệt các dây thần kinh ở trong cơ thể bạn.

Cao huyết áp dẫn tới buồn nôn. Ngoài ra còn có những triệu chứng kèm theo như: nhìn không rõ, nhìn mờ, khó thở.

vicare.vn-triglyceride-va-cao-huyet-ap-co-nguy-hiem-khong-body-2

Nguyên nhân nào dẫn tới cao huyết áp?

- Bệnh thận mãn tính

- Hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh này có thể gây ra cao huyết áp cánh tay.

- U hoặc những bệnh về tuyến thượng thận.

- Sử dụng thuốc ngừa thai

- Bệnh của tuyến giáp

- Có thai

- Nghiện rượu bia

- Tuổi tác, di truyền từ gia đình...

Làm sao có thể điều trị cao huyết áp?

Để điều trị bệnh cao huyết áp, bạn nên ăn nhạt và không nên ăn quá 1 muỗng muối trong 1 khẩu phần ăn hàng ngày.

Nếu bạn bị béo phì, hãy ăn ít đường, hạn chế mỡ, ăn nhiều cá và chất xơ có trong rau quả, trái cây.

Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi bạn không bị tiểu đường thì đồ ngọt cũng làm tăng huyết áp.

Tập thể dục thường xuyên

Nên ăn đồ ăn có nhiều chất đạm. Ví dụ như cá, thực vật..

Hạn chế ăn mỡ động vật, dầu dừa thay vào đó là dùng dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành

Không uống rượu bia, chất có cồn

Ăn nhiều hoa quả,trái cây, các khoáng chất và chất xơ.

Ngoài ra tránh căng thẳng, xúc động quá, và lo âu, không hút thuốc lá

Không nên để Triglyceride và cao huyết áp kết hợp với nhau

Các bạn biết không Triglyceride là chất béo trung tính, là một trong những nguyên nhân dẫn tới cao huyết áp. Chính vì vậy hạn chế gia tăng Triglyceride cũng giúp bạn giảm khả năng mắc cao huyết áp.

Cao huyết áp cũng là nguyên nhân dẫn tới Triglyceride . Cả Triglyceride và cao huyết áp đều có mối quan hệ tác động lẫn nhau. Nếu để cả Triglyceride và cao huyết áp với nhau sẽ khiến tình trạng của bệnh nhân nặng hơn.

Trên đây là những thông tin về Triglyceride và cao huyết áp mà bạn cần biết để tránh mắc khỏi. Khi có những biểu hiện gia tăng Triglyceride và cao huyết áp bạn hãy tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm nhất.
vicare.vn-triglyceride-va-cao-huyet-ap-co-nguy-hiem-khong-body-3

Xét nghiệm theo dõi mỡ máu tại HoiBenh Home

Với tình trạng luôn quá tải như hiện nay thì để có được một kết quả xét nghiệm là không hề đơn giản. Không chỉ đông đúc và luôn phải xếp hàng chờ đợi ảnh hưởng đến công việc cùng với các thủ tục phức tạp rườm rà. Nếu sức đề kháng kém có nguy cơ lây nhiễm bệnh ngoài ý muốn tại khu vực công cộng.

Do vậy, lựa chọn xét nghiệm tại nhà sẽ là một quyết định sáng suốt và thông minh để việc theo dõi mỡ máu của bạn được thực hiện dễ dàng. Chỉ cần ngồi tại nhà và lựa chọn dịch vụ, bạn sẽ có được ekip lấy mẫu máu chuyên nghiệp, được bác sĩ có chuyên môn tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời.

Người ta gọi mỡ máu cao là thành phần mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Chứng mỡ máu cao chủ yếu là tăng cholesterol và triglycerid. Vì vậy để xác định mình có bị mỡ máu cao hay không, bạn nên làm các xét nghiệm như"

  • Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần: Để định lượng nồng độ cholesterol toàn phần. Bình thường nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị từ 4-5mmol/l. Nếu chỉ số này lớn hơn mức tiêu chuẩn thì bạn đã nhiễm mỡ máu cao.
  • Xét nghiệm triglycerid toàn phần: Để định lượng nồng độ triglycerid toàn phần. Bình thường nồng độ triglycerid toàn phần có giá trị nhỏ hơn 2,3mmol/l. Khi chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn thì được gọi là mỡ máu cao.

Chỉ với một cuộc điện thoại hay một cú click, bạn có ngay xét nghiệm mỡ máu tại nhà của HoiBenh Home, với:

  • Toàn bộ quy trình phân tích mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện tại phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.
  • Với Xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nơi mình đăng ký thay vì ngồi cả ngày chờ đợi mệt mỏi ở bệnh viện.
  • Nhanh chóng có ngay kết quả xét nghiệm chính xác và Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
  • Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

vicare.vn-triglyceride-va-cao-huyet-ap-co-nguy-hiem-khong-body-4

Chi phí xét nghiệm:

  • Giá gói xét nghiệm cơ bản: 520,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Vì sao tăng triglyceride máu lại dẫn đến viêm tụy?
  • Bệnh cao huyết áp ở người trẻ tuổi