Triệu chứng say thuốc kháng sinh

Mỗi khi bạn bị cúm, bị sốt... hay bị mắc phải một căn bệnh nào đó thì điều khó tránh khỏi là bạn sẽ phải dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Thuốc kháng sinh tốt thì có tốt nhưng hại thì cũng có hại, và điển hình là tình trạng triệu chứng say thuốc kháng sinh sau khi dùng thuốc. Hãy cùn HoiBenh đi tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Triệu chứng say thuốc kháng sinh Triệu chứng say thuốc kháng sinh

Mỗi khi bạn bị cúm, bị sốt... hay bị mắc phải một căn bệnh nào đó thì điều khó tránh khỏi là bạn sẽ phải dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Thuốc kháng sinh tốt thì có tốt nhưng hại thì cũng có hại, và điển hình là tình trạng triệu chứng say thuốc kháng sinh sau khi dùng thuốc. Hãy cùng HoiBenh đi tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Thuốc kháng sinh - con dao hai lưỡi

Hầu như ai cũng biết thuốc kháng sinh có tác dụng giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn trong cơ thể để chữa bệnh. Và hầu như ai cũng biết thuốc kháng sinh cũng có gây ảnh hưởng ít nhiều tới cơ thể và thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Tuy vậy, việc sử dụng thuốc kháng sinh gần như đã là thói quen của nhiều người, thậm chí chỉ cần thấy bị hắt hơi, sổ mũi một cái là đi mua kháng sinh để chữa bệnh, cơ thể bị đau viêm chỗ nào cũng đi mua thuốc kháng sinh luôn

Việc làm dụng thuốc kháng sinh như vậy sẽ gây hại nhiều hơn là đáp ứng tốt nhu cầu chữa bệnh. Khi sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, một trong những điều mà bệnh nhân cần chú ý đó là triệu chứng say thuốc kháng sinh – hay đơn giản là bệnh nhân đã bị ngộ độc ít nhiều thuốc kháng sinh.

vicare.vn-trieu-chung-say-thuoc-khang-sinh-body-1

Một số biểu hiện của triệu chứng say thuốc kháng sinh mà bạn cần phải lưu tâm như sau

- Hô hấp: Hơi thở của bệnh nhân khi thở ra có thể có cả mùi thuốc kèm theo. Đồng thời bệnh nhân có thể thấy bắt đầu khó thở, ngứa họng, ngứa mũi, thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường.

- Tim mạch: Khi đo nhịp tim sẽ phát hiện ra tim đập nhanh – chậm thấy thường, không đều và có khi còn bị ngắt quãng. Khi gặp biểu hiện nào thì bạn cũng phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện để giúp ổn định nhịp tim kịp thời, tránh biến cố không hay xảy ra.

- Thần kinh: Trường hợp say thuốc kháng sinh đa số đều có gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, nếu bị nhẹ thì bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Tuy nhiên, nếu say thuốc đột ngột và tình trạng nặng thì bệnh nhân có thể bị co giật, mê sảng, hôn mê hoặc tử vong. Đối với trường hợp nào bạn cũng nên đưa bệnh nhân tới ngay bệnh viện để đề phòng.

- Tiêu hóa và bài tiết:

  • Tác động rõ ràng nhất khi bạn bị say thuốc kháng sinh đó là bị nôn mửa, có cảm giác buồn nôn và muốn nôn, nếu cơ thể yếu thì có thể nôn ra máu, gặp tình trạng đau bụng và có khả năng tiêu chảy.
  • Đi kèm với việc hệ tiêu hóa bị rối loạn thì hệ bài tiết cũng bị ảnh hưởng, và điển hình là tình trạng bí tiểu, nước tiểu sặc mùi thuốc và có những màu sắc bất thường (đôi khi tùy vào màu của thuốc) , một số trường hợp còn không đi tiểu được rất nguy hiểm.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị mờ mắt, ù tai, da khô, sốt cao, hạ thân nhiệt, chân - tay lạnh... Vì vậy, sau khi uống thuốc kháng sinh xong, nếu xuất hiện những triệu chứng trên thì tốt nhất nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện kịp thời để đảm bảo an toàn tính mạng cho bệnh nhân.

Một số mức độ gây hại của “say” thuốc kháng sinh

- Uống kháng sinh quá nhiều có thể gây tác dụng ngược là kéo dài thêm bệnh. Đồng thời còn gây ảnh hưởng nặng nền các bệnh ở gan, thận, hệ tiêu hóa... do phải tiếp xúc trực tiếp với kháng sinh.

- Uống thuốc kháng sinh không phù hợp với cơ địa còn có thể gây dị ứng – hoặc nặng nhất là bị sốc phản vệ gây tử vong.

- Say thuốc kháng sinh có thể gây ra biến cứng loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa.

- Gây ra tình trạng tăng số loại vi khuẩn kháng thuốc – hay còn gọi là hiện tượng nhờn thuốc.

- Tình trạng nhiễm độc chọn lọc trên bộ phận cơ thể như gây điếc, gây đứt gân gót chân, suy tủy dẫn đến tử vong, viêm dây thần kinh, hỏng men răng...

- Gây khó khăn trong việc chẩn đoán bệnh, điển hình là thuốc kháng sinh khiến cho các triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa cấp bị lu mờ, khó phát hiện.

vicare.vn-trieu-chung-say-thuoc-khang-sinh-body-2

Cách xử trí trường hợp say thuốc kháng sinh gây ngưng thở

Trong trường hợp phát hiện bệnh nhân đã ngừng tim hoặc ngừng thở thì việc làm tối quan trọng trước tiên là phải phục hồi lại chức năng hô hấp và tuần hoàn cho nạn nhân bằng cách hô hấp nhân tạo.

Tiếp thep, loại bỏ toàn bộ thuốc kháng sinh mà bệnh nhân vừa uống bằng cách gây nôn bao gồm các cách sau:

- Hòa nước muối thật đậm cho uống để gây phản xạ nôn. Cách này vừa an toàn, vừa đơn giản và lại nhanh chóng.

- Nếu cách trên không có hiệu lực thì thực hiện động tác móc họng và đồng thời đè gốc lưỡi để kích thích gây nôn.

- Nếu trong tủ thuốc gia đình có Siro Ipeca thì cho bệnh nhân uống 30ml, sau đó cho uống khoảng 300 ml nước (nếu là trẻ em thì cho dùng một nửa liều này).

Qua bài viết, bạn đã biết được những biểu hiện cũng như độ nguy hiểm của triệu chứng say thuốc kháng sinh rồi. Hãy là người bệnh thông thái bằng cách chọn đúng thuốc, uống đúng thời điểm để đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính bản thân bạn nhé.

Xem thêm:

  • Buồn nôn sau khi uống thuốc kháng sinh
  • Uống thuốc kháng sinh bị mệt