Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối là một tình trạng thường gặp ở những người chơi thể thao, được chia làm 3 loại dây chằng chéo trước, dây chằng bên và dây chằng chéo sau. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp điều trị để không để bệnh ảnh hưởng tới vận động và sinh hoạt hàng ngày.
Triệu chứng giãn dây chằng đầu gối
Giãn dây chằng đầu gối là một tình trạng thường gặp ở những người chơi thể thao, được chia làm 3 loại dây chằng chéo trước, dây chằng bên và dây chằng chéo sau. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần phát hiện bệnh sớm và có những biện pháp điều trị để không để bệnh ảnh hưởng tới vận động và sinh hoạt hàng ngày.
1. Giãn dây chằng đầu gối là gì?
Bộ phận đầu gối của con người bao gồm những cấu trúc như sau: dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước, dây chằng bên, sụn chêm, xương đùi, dây chằng sụn chêm, xương bánh chè và cuối cùng là xương chày. Tình trạng hoạt động thể thao không đúng cách dẫn đến việc dây chằng bị kéo giãn nhưng không đứt hẳn làm cho người bệnh đau đớn được gọi là giãn dây chằng đầu gối.
Một tổn thương khác có thể xảy ra với đầu gối là rách sụn chêm đầu gối. Bộ phận bọc ngoài cùng của ổ khớp gối hay xương chày chính là sụn chêm. Khi cơ thể con người đang ở trạng thái bình thường thì vừa có dịch trơn lại nhẵn nhụi nên sẽ có tác dụng làm giảm ma sát nên xương chày có thể hoạt động trơn tru trong ổ khớp. Khi có chấn thương do hoạt động thì lớp sụn sẽ bị rách vỡ, không còn trơn nữa, làm cho xương chày ma sát mạnh hơn trong ổ khớp gây ra đau đớn cho người bệnh.
Bệnh giãn dây chằng đầu gối có thể được chia ra làm 3 loại như sau:
Loại 1: Bong gân hay bị giãn dây chằng mức độ nhẹ
Loại 2: Đứt 1 phần dây chằng đầu gối
Loại 3: Người bệnh bị bong gân ở mức độ nặng và dây chằng bị đứt toàn phần.
2. Các triệu chứng cảnh báo giãn dây chằng đầu gối
Trên thực tế, tình trạng giãn dây chằng đầu gối chủ yếu sẽ gây nên những cơn đau gối, khó vận động và đi lại nên người bệnh đôi khi chỉ nhầm tưởng đây chỉ là một căn bệnh về xương khớp thông thường mà chủ quan không chịu đi khám và điều trị sớm.
Thường tình trạng giãn dây chằng sẽ biểu hiện qua một số triệu chứng như sau:
Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng đau nhức đầu gối, cơn đau kéo dài và khớp đầu gối có thể sưng lên làm ảnh hưởng tới khả năng vận động và đi lại.
Sau đó khoảng 2-3 tuần, lúc này các dấu hiệu đau nhức đã không còn, thay vào đó là sự xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối. Trong một số trường hợp thì các cơ tại đầu gối khỏe mạnh, người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng lỏng gối do các cơ đã bù lại chức năng của dây chằng. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp bị giãn dây chằng đều bị lỏng khớp gối do mâm chày không có gì giữ cố định nên sẽ bị bán trật ra ngoài gây đau.
Nếu để tình trạng giãn dây chằng kéo dài lâu hơn nữa gối sẽ bị hư do tính trạng thoái hóa sụn gây ra. Lúc này mâm chày sẽ bị bán trật nhiều lần và gối sẽ bị đau thường xuyên khi đi lại, hoạt động.
3. Xét nghiệm chẩn đoán giãn dây chằng đầu gối
Để xác định một người có bị giãn dây chằng đầu gối hay không, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp X-quang xem tình trạng khớp gối ra sao. Chụp X-quang chỉ có tác dụng trong việc phát hiện trường hợp đứt dây chằng hoặc giãn dây chằng có giật ra 1 miếng xương nhỏ, còn trong những trường hợp giãn không thì việc chụp X-quang khó có thể phát hiện được giãn dây chằng. Vì vậy, nếu muốn xem chính xác mức độ giãn hoặc đứt dây chằng, bệnh nhân cần phải chụp cộng hưởng từ thêm.
Việc chẩn đoán chính xác tình trạng giãn dây chằng thường được các bác sĩ kết hợp với việc tiến hành ép đẩy mâm chày ra trước hoặc ra sau. Việc này nhằm gián tiếp cho chẩn đoán đứt dây chằng và phân mức độ lỏng lẻo ra trước hoặc sau của mâm chày. Bác sĩ sẽ kiểm tra qua những triệu chứng thông thường của người bệnh để phát hiện chính xác bệnh nhất và có các cách điều trị bệnh cụ thể với từng người.
Nếu giãn dây chằng ở mức độ nhẹ và bệnh nhân còn trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa kết hợp với tập luyện và phục hồi chức năng để khắc phục lại dây chằng. Sau 2 tháng tích cực điều trị thì dây chằng sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát bệnh giãn dây chằng cũng rất cao nếu người bệnh không chú ý luyện tập đúng cách.
4. Cách điều trị bệnh giãn dây chằng đầu gối
Dùng nẹp để cố định khớp gối. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp người bệnh bị đứt toàn phần hoặc 1 phần dây chằng, còn chỉ bị giãn không thôi thì không cần thiết.
Người bệnh có thể sử dụng salonpas lạnh, gel lạnh để làm giảm đau phần đầu gối rất hiệu quả
Chườm lạnh cũng là một trong những phương pháp để giảm đau hiệu quả do giãn dây chằng đầu gối gây ra.
Sử dụng một số loại thuốc chống phù nề, chống viêm như alphachoay kết hợp với các thuốc giảm đau NSAIDs. Tuy nhiên, bệnh nhân nên sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
5. Người bị giãn dây chằng đầu gối cần lưu ý những điều gì
Trong trường hợp bị gãy xương, người bệnh mới cần sử dụng Deep heat, dầu nóng, mật gấu, cao nóng Salonpas, rượu để xoa vào vì những thứ này có tác dụng giúp làm tăng tiết dịch máu giúp xương liền nhanh. Còn đối với trường hợp chấn thương dây chằng thì không được sử dụng vì chúng sẽ làm cho khớp đau và sưng nhiều hơn, từ đó dẫn đến hiện tượng cứng khớp và teo cơ. Không những vậy khi làm nóng đầu gối thì các cơ hoặc dây chằng đầu gối sẽ khó về trạng thái bình thường.
Ngoài ra bạn cũng nên chú ý vận động cẩn thận, không nên hoạt động quá mạnh, đồng thời nghỉ ngơi một cách hợp lý tránh dẫn đến tình trạng đứt dây chằng làm cho việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn, ảnh hưởng tới sinh hoạt.
Bạn không nên chủ quan về hiện tượng giãn dây chằng đầu gối vì chỉ cần không tập luyện đúng cách, điều trị kiên trì thì bạn có nguy cơ bị lại rất cao. Không những vậy phần sụn bao đệm gối cũng sẽ có nguy cơ bị sưng và khó về hình dáng ban đầu. Tốt nhất, khi gặp phải những triệu chứng vừa kể trên thì bạn nên đến khám tại các khoa xương khớp của các bệnh viện công như Việt Đức, Bạch Mai để được bác sĩ tư vấn cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị chuẩn nhất với mỗi người.
Xem thêm:
- Bệnh nhức mỏi đầu gối là bệnh gì?
- Cách điều trị giãn dây chằng đầu gối