Triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em
Ruột thừa nằm phía dưới bên phải của bụng, nhỏ như ngón tay cái, có một đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng. Khi lòng ruột thừa bị tắc nghẽn sẽ dẫn tới tình trạng đau. Đau ruột thừa thường xuất hiện ở trẻ em, vậy triệu chứng cụ thể là gì? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau.
Triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa
Đau ruột thừa thường do lòng ruột thừa bị tắc nghẽn bởi một số yếu tố như sỏi nhân, dị vật, quá sản tổ chức limpho ở thành ruột thừa,... sẽ khiến cho ruột thừa bị sưng lên và gây nhiễm trùng, khiến cho thành ruột thừa viêm.
Lứa tuổi nào dễ bị ruột thừa
Đau ruột thừa xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ nhỏ 3 - 4 tuổi. Các trường hợp này rất khó chẩn đoán vì trẻ chưa biết diễn đạt rõ ràng, không phân biệt với các bệnh lý có triệu chứng đau bụng khác.
Viêm ruột thừa ở trẻ tiến triển rất nhanh, khoảng 6 – 8 giờ có thể vỡ. Do đó việc phát hiện cũng như chẩn đoán sớm viêm ruột thừa để phẫu thuật cắt bỏ là rất cần thiết giúp tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Đối với các trường hợp ruột thừa khó, đau không điển hình, nếu không loại trừ được viêm ruột thừa. Bác sĩ đôi khi phải quyết định mổ thám sát, tránh các trường hợp xấu nhất là ruột thừa vỡ và biến chứng viêm phúc mạc.
Triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em
Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng đầu tiên của đau ruột thừa ở trẻ em. Cơn đau thường xuất hiện từ rốn và lan sang phần bụng dưới bên phải. Thông thường, bé không thể giải thích được sự đau đớn. Tuy nhiên cha mẹ có thể làm bài kiểm tra nhỏ bằng cách ấn vào khu vực giữa bụng của trẻ và giữ nguyên. Nếu cơn đau của bé dữ dội sau khi ấn mạnh tay vào, đây là dấu hiệu của đau ruột thừa.
Bệnh sốt mò
Sốt mò hiếm được biết tới, tuy nhiên đây là bệnh có thể gây biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc thậm chí tử vong.
Buồn nôn và nôn
Triệu chứng này của viêm ruột thừa gần giống với triệu chứng của viêm dạ dày bởi virus. Tuy nhiên có xuất hiện nôn kèm theo đau bụng vùng hố chậu phải và không giảm dần theo thời gian, đây là biểu hiện viêm ruột thừa ở trẻ.
Sốt
Trẻ em khi bị viêm ruột thừa có thể sốt nhẹ khoảng 37,5 - 38,5 độ C. Khi sốt cao thì đây là triệu chứng cảnh báo ruột thừa sắp vỡ hoặc đã vỡ.
Trẻ chán ăn
Nếu trẻ bị đau ruột thừa sẽ cảm thấy chán ăn.
Tiểu thường xuyên
Trẻ em bị đau ruột thừa có xu hướng đi tiểu thường xuyên, không thể kiểm soát bàng quang như bình thường.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Viêm ruột thừa cũng tương tự với các rối loạn tiêu hóa. Do đó đứa trẻ có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần đưa bé tới khám bác sĩ ngay nếu như có triệu chứng này kèm theo các triệu chứng khác.
Co cứng thành bụng
Co cứng thành bụng là dấu hiệu của đau ruột thừa khi kết hợp cùng các dấu hiệu khác. Tuy nhiên, triệu chứng này thường xảy ra sau khi đau bụng. Các cơn đau sẽ tăng dần và ruột thừa có thể bị vỡ ra gây nguy hiểm tới tính mạng.
Theo các chuyên gia y tế, bị đau ruột thừa ở trẻ em rất dễ bị nhầm với các bệnh khác của dạ dày. Để xác định được cần khám thực tế ở vùng bụng, chụp X-quang bụng và ngực, xét nghiệm nước tiểu, CT scan trong trường hợp nhầm lẫn với một số bệnh khác.
Khi thấy con có các triệu chứng đau bụng nhiều, không giảm sau 1 - 2 giờ đồng hồ, kèm theo các triệu chứng nôn, sốt, đi lỏng các bậc cha mẹ cần đưa trẻ tới khám tại các bệnh viện để được theo dõi và khám. Không nên tự ý theo dõi và sử dụng thuốc đau bụng cho trẻ mà chưa biết rõ nguyên nhân.
Biến chứng của viêm ruột thừa
Nếu không điều trị kịp thời đau ruột thừa, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, khiến cho vi khuẩn tăng sinh làm mủ lan tràn bên trong ổ bụng. Đây gọi là viêm phúc mạc gây nhiễm khuẩn huyết, suy đa cơ quan, dẫn tới tử vong.
Khi thấy con gặp bất cứ những triệu chứng nào trên đây, rất có thể bé bị đau ruột thừa. Vì thế mà các bậc cha mẹ cần chú ý và đưa con tới khám tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện, điều trị, tránh các biến chứng khó lường.
Xem thêm:
- Khi bị bệnh đau ruột thừa nên ăn gì cho hợp lý?
- Chữa đau ruột thừa khi mang thai ở 91 Hàng Buồm bác sĩ Lê Anh Tuấn