Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng nhiều người chưa biết

Bệnh viêm mũi dị ứng là một trong những loại bệnh lý đường hô hấp mà nhiều người mắc phải nhất, bởi nó liên quan trực tiếp đến việc hít thở, trao đổi không khí hằng ngày. Trong điều kiện không khí ngày càng ô nhiễm, bụi bặm, đặc biệt ở các đô thị lớn hiện nay khiến số lượng người nhiễm viêm mũi dị ứng ngày càng tăng.

Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng nhiều người chưa biết Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng nhiều người chưa biết

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên, chất histamin- kết quả của phản ứng là nhân tố chính gây ra viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể do các tác nhân từ bên ngoài như:

- Bụi, lông vũ, phấn hoa, nấm mốc,...

- Các thức ăn theo đường tiêu hóa như hải sản, tôm, cua...

- Các thuốc điều trị y học, gây tê, gây mê, kháng sinh,...

- Thời tiết thay đổi, mưa bão,...

- Độc tố của vi khuẩn, nấm do các nhiễm trùng mãn tính ở viêm xoang mũi, amidan, răng,...

Một số yếu tố tiền sử của gia đình cũng là nguyên nhân gây bệnh:

- Gia đình từng có người mắc hen, nổi mề đay, những cá nhân bị dị ứng dễ nhạy cảm kích thích với các yếu tố ngoại lai, dị nguyên.

- Cơ thể có rối loạn chuyển hóa, các rối loạn của gan, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, tâm thần hoặc một số sản phẩm công nghiệp (sợi tổng hợp, khí gas, mỹ phẩm).

vicare.vn-trieu-chung-benh-viem-mui-di-ung-nhieu-nguoi-chua-biet-body-1

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

- Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong).

- Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai.

- Đau họng và khạc đàm kéo dài.

- Ho khan.

- Cảm giác giống người bị cảm kéo dài.

- Rối loạn giấc ngủ, có thể hiện tượng ngáy.

- Mất mùi và vị giác, khó tập trung.

- Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.

Điều trị viêm mũi dị ứng

Điều trị bằng thuốc

Đây là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến nhất. Có thể sử dụng thuốc chống nghẹt mũi kết hợp với Antihistamines. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đàm. Chất phenylpropanolamine trong nhiều loại thuốc (như Contac, Decolgen) còn gây biếng ăn và có nguy cơ gây tai biến mạch máu não.

Khi sử dụng thuốc dạng xịt hay nhỏ không nên dùng quá 7 ngày. Quá lạm dụng loại thuốc này sẽ tạo phản ứng ngược, khiến người bệnh bị nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.

Tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích

- Sử dụng khẩu trang, rửa mũi bằng nước muối sinh lý, tắm gội sạch sẽ sau khi ra bên ngoài trời.

- Vệ sinh nhà cửa và các đồ dùng trong nhà sạch sẽ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời

- Không nên dùng thảm và nệm ghế bằng vải.

- Không nuôi chó, mèo hoặc các loài động vật có lông khác trong nhà.

- Hạn chế nuôi thú bông nếu trẻ bị dị ứng. Thay bằng các loại đồ chơi nhựa khác.

- Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc, khói xe, nước hoa hoặc các chất nặng mùi khác.

- Nếu bị dị ứng liên quan đến nghề nghiệp và không thể đổi nghề, người bệnh nên dùng khẩu trang, mặt nạ hoặc sử dụng các vật liệu thay thế.

vicare.vn-trieu-chung-benh-viem-mui-di-ung-nhieu-nguoi-chua-biet-body-2

Miễn dịch liệu pháp

Sau khi đã xác định chính xác dị ứng với loại kháng nguyên nào người bệnh sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều lượng tăng dần và làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó.

Tỷ lệ thành công của phương pháp này là 80-90% (có hiệu quả cao nhất với các trường hợp dị ứng do phấn hoa, bụi nhà và lông chó mèo). Nhưng thời gian điều trị viêm mũi dị ứng khá dài từ 4-5 năm mới đạt hiệu quả mong muốn và triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Xem thêm:

  • Cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà
  • Rượu tỏi “thần dược” điều trị viêm mũi dị ứng