Trẻ trốn lẫy mẹ có cần lo lắng không?

Trẻ trốn lẫy là hiện tượng các bé bỏ qua giai đoạn lẫy trong quá trình phát triển, để chuyển luôn sang giai đoạn bò hay ngồi. Thông thường, vào khoảng 4 tháng tuổi trẻ sơ sinh biết lẫy ( lật ) lần đầu, chậm nhất là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều trẻ không chịu lẫy, trốn lẫy khiến mẹ rất lo lắng. HoiBenh xin chia sẻ với các mẹ nhiều thông tin hơn việc trốn lẫy của bé.

Trẻ trốn lẫy mẹ có cần lo lắng không? Trẻ trốn lẫy mẹ có cần lo lắng không?

Trẻ trốn lẫy là hiện tượng các bé bỏ qua giai đoạn lẫy trong quá trình phát triển, để chuyển luôn sang giai đoạn bò hay ngồi. Các chuyên gia khoa học chứng minh rằng, trẻ biết lẫy càng sớm càng tốt bởi hành động lẫy giúp hệ xương của trẻ chắc khỏe hơn, đồng thời việc lẫy cũng giúp bé tránh bị bẹp đầu. Tuy nhiên, nhiều trẻ không chịu lẫy, trốn lẫy khiến mẹ rất lo lắng. HoiBenh xin chia sẻ với các mẹ nhiều thông tin hơn việc trốn lẫy của bé.

Những lý do mẹ nên cho trẻ lẫy sớm

Lẫy là 1 giai đoạn khá quan trọng trong sự phát triển thể lực cũng như trí tuệ của trẻ. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những trẻ ít tập lẫy sẽ chậm hoàn thiện các mốc phát triển hơn so với các bé khác.

Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đưa ra lời khuyên rằng khi trẻ ngủ nên nằm ngửa, tuy nhiên khi trẻ thức chơi thì ba mẹ nên cho con tập lẫy. Nhiều bố mẹ trẻ nghĩ rằng con ghét tập lẫy bởi mỗi lần cho con nằm sấp là con khóc ngay và vì vậy quá trình lẫy của con trở nên khó khăn hơn.

Thực tế, trẻ nên được tập lẫy ngay từ khi xuất viện. Nếu con được tập lẫy sớm, quá trình lẫy của con sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

vicare.vn-tre-tron-lay-me-co-can-lo-lang-khong-body-1

Trẻ tập lẫy sớm thì quá trình lẫy sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Dưới đây là 5 lý do mẹ nên cho bé tập lẫy hàng ngày:

1. Lẫy giúp lưng, cổ, cơ bắp của con chắc khỏe hơn. Các con cần tập lẫy để các cơ rắn chắc, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển kế tiếp như: ngồi, bò, đi lại.

2. Việc lẫy sẽ giúp con tránh được chứng bẹp đầu. Bởi khi con nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là việc khó tránh khỏi.

3. Khi trẻ tập lẫy sẽ có khả năng quan sát môi trường xung quanh dưới nhiều góc độ khác nhau. Điều này hỗ trợ đáng kể đến việc phát triển nhận thức của trẻ

4. Quá trình lẫy cũng hỗ trợ phát triển tầm nhìn vì bé có thể học cách tập trung quan sát các vật thể.

5. Trẻ tập lẫy nhiều sẽ hạn chế được chứng trẹo cổ. Bởi khi lẫy cơ cổ của con sẽ hạn chế căng ra và kéo đầu nghiêng về một hướng cố định như khi nằm nhiều.

Lưu ý là người lớn phải luôn luôn giám sát trẻ trong suốt quá trình tập lẫy và khi trẻ đã lẫy thì nên đặt trẻ nằm trên sàn nhà để tạo không gian thoải mái, rộng rãi.

vicare.vn-tre-tron-lay-me-co-can-lo-lang-khong-body-2

Trẻ tập lẫy nhiều hạn chế được chứng trẹo cổ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lẫy của trẻ

1. Khả năng lẫy được thực hiện khi trẻ khoảng 2 – 3 tháng tuổi. Nhưng nhiều khi phải đến 5 hoặc 6 tháng tuổi, trẻ mới lẫy thành thạo, bởi lúc này, các cơ ở cổ và cơ cánh tay của con mới đủ chắc chắn, giúp trẻ vận động thành thục.

Lẫy sớm hay muộn tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là ở sự cứng cáp của trẻ. Những trẻ sinh non có xu hướng chậm bắt kịp với tốc độ phát triển so với những trẻ sinh đủ ngày hơn.

2. Một lý do có thể khiến mẹ thấy khó tin nhưng tính cách của trẻ cũng ảnh hưởng đến việc trẻ biết lẫy sớm hay muộn. Theo tác giả cuốn The baby book (Cuốn sách cho bé), William, những bé trầm tính, hiền lành thường biết lẫy chậm hơn so với những trẻ hướng ngoại, năng động.

3. Trọng lượng cơ thể của trẻ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tập lẫy của trẻ. Với những bé bụ bẫm thường sẽ biết lẫy muộn hơn còn những trẻ nhỏ người thường sẽ biết lẫy sớm hơn.

vicare.vn-tre-tron-lay-me-co-can-lo-lang-khong-body-3

Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến quá trình tập lẫy của trẻ.

4. Một điều nữa cũng ảnh hưởng đến quá trình tập lẫy của trẻ đó là những trẻ thường xuyên được đặt nằm ngửa sẽ biết lẫy chậm hơn. Tuy vậy bố mẹ không nên coi đây là lý do để đặt con nằm sấp khi ngủ để hy vọng bé sẽ biết lẫy sớm.

Tuy vậy cũng có những trẻ bỏ qua hoàn toàn quá trình lấy và chuyển sang luôn ngồi hoặc bò. Các mẹ hay gọi đây là hiện tượng trốn lẫy ở trẻ. Việc trẻ trốn lẫy các mẹ hoàn toàn không cần lo lắng. Và điều này cũng xảy ra với nhiều bé. Với nhều mẹ, việc trẻ trốn lẫy giúp mẹ “nhàn hạ” hơn một chút bởi khi bé lẫy, nhất là lẫy khi vừa ăn xong, dễ khiến trẻ bị trớ, nôn hết bữa ăn. Thông thường, trốn lẫy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc để bé phát triển hoàn toàn tự nhiên và đầy đủ các giai đoạn vẫn là tốt nhất, tức là bé sẽ lẫy rồi mới biết ngồi và bò.

Mẹ chỉ nên lo lắng khi bé quá chậm lẫy, và cũng không chịu chuyển qua các giai đoạn phát triển khác như bạn bè cùng trang lứa.