Trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách khắc phục

Trong vòng ba tháng đầu trẻ sơ sinh hay vặn mình, thậm chí có nhiều trẻ vặn mình đến mức đỏ gay mặt. Cha mẹ không khỏi lo lắng khi con mình có những biểu hiện vặn mình như vậy. Do đâu mà trẻ lại hay vặn mình như vậy và đây có phải là triệu chứng bệnh lý gì không?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách khắc phục Trẻ sơ sinh hay vặn mình và cách khắc phục

Trong vòng ba tháng đầu trẻ sơ sinh hay vặn mình, thậm chí có nhiều trẻ vặn mình đến mức đỏ gay mặt. Cha mẹ không khỏi lo lắng khi con mình có những biểu hiện vặn mình như vậy. Do đâu mà trẻ lại hay vặn mình như vậy và đây có phải là triệu chứng bệnh lý gì không? Trong bài viết ngày hôm nay, HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình

Sau khi sinh bé khoảng ba tháng, mẹ quan sát sẽ thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình đến mức đỏ gay cả mặt. Nhiều trẻ vặn mình tới vài ba phút và có trẻ vặn mình khi khóc, có trẻ lại không.

Theo một số quan niệm dân gian, sở dĩ trẻ hay vặn mình, rướn mình là cách để trẻ vươn mình dài hơn. Một số quan niệm khác lại cho rằng việc trẻ hay vặn mình, khóc khi vặn mình là do trẻ đã bị thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng.
vicare.vn-tre-so-sinh-hay-van-minh-va-cach-khac-phuc-body-1

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình lại là một hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ vào khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, đặc biệt là khoảng thời gian từ 2-3 tuần sau khi trẻ được sinh ra. Một số nguyên nhân khác khiến trẻ hay vặn mình là do thời tiết nóng, trẻ khó chịu trong người, tã của trẻ bị ướt hoặc trẻ bị mệt trong người. Cha mẹ cần theo dõi trẻ nếu tình trạng vặn mình ở trẻ diễn ra trong một thời gian dài mà không có dấu hiệu chấm dứt. Nếu vẫn vặn mình mà trẻ ăn uống bình thường, tăng cân đều thì cha mẹ không cần phải lo lắng. Hiện tượng này hầu hết sẽ hết sau khoảng ba tháng.

Trong một số trường hợp vặn mình báo hiệu sự bất ổn của trẻ

Thông thường thì bác sĩ cho rằng trẻ sơ sinh hay vặn mình là hiện tượng hoàn toàn bình thường trong ba tháng đầu tiên của trẻ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc trẻ vặn mình lại báo hiệu sự bất ổn và khó chịu của trẻ.

Nếu trẻ khó ngủ, ít ngủ, hay vặn mình, hoặc ngủ rất hay giật mình thức giấc và thường tỉnh giấc vào ban đêm, cộng thêm các biểu hiện chán ăn, chậm tăng cân, rụng tóc thì có thể trẻ đã bị thiếu vitamin D. Quan niệm dân gian cho rằng khi mới sinh thì cả trẻ và mẹ nên ở trong phòng kín, tránh ra bên ngoài nên trẻ không được hấp thụ đủ số lượng vitamin D từ ánh nắng mặt trời, do đó cả người mẹ và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc chứng thiếu vitamin D. Khi đó, cơ thể của mẹ và bé sẽ khó có thể dung nạp canxi, đặc biệt với những trẻ ở trong phòng kín quá lâu, nguy cơ thiếu vitamin D càng tăng cao.

Khi trẻ sơ sinh hay vặn mình cộng thêm việc trẻ hay ói, nôn trớ và quấy khóc vào ban đêm thì có thể trẻ đã bị trào ngược thức ăn từ dạ dày hoặc nếu trẻ có cả tiếng khò khè trong khi thở thì nguy cơ trẻ mắc chứng viêm phổi là rất cao.
vicare.vn-tre-so-sinh-hay-van-minh-va-cach-khac-phuc-body-2

Trong ba tháng đầu tiên, nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh hay vặn mình cộng thêm nhiều dấu hiệu bất thường thì hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở ý tế để được thăm khám kịp thời và tìm ra được nguyên nhân của những triệu chứng bất thường đó. Ngoài ra, mẹ không nên giữ bé quá lâu trong nhà mà cần đưa trẻ ra ngoài trong những khoảng thời gian hợp lý để trẻ có thể hấp thụ lượng vitamin D cần thiết. Bản thân người mẹ cũng nên ra ngoài để cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái hơn.

Với những thông tin trên đây, HoiBenh hy vọng đã giúp các bậc cha mẹ có thể nuôi con tốt hơn và phát hiện kịp thời những triệu chứng bất thường của con mình.