Trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không?

Một vài tháng trở lại đây, có rất nhiều thông tin từ các bà mẹ cho rằng trẻ sơ sinh đóng bỉm sẽ gây ra chân vòng kiềng. Vì thế câu hỏi trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không? dường như đang là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ. Hiểu được nỗi băn khoăn này, hôm nay HoiBenh sẽ đi tìm hiểu xem thực sự trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm hay không?

Trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không? Trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không?

Một vài tháng trở lại đây, có rất nhiều thông tin từ các bà mẹ cho rằng trẻ sơ sinh đóng bỉm sẽ gây ra chân vòng kiềng. Vì thế câu hỏi trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không dường như đang là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Hiểu được nỗi băn khoăn này, hôm nay HoiBenh sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

1. Trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không?

Chân vòng kiềng hay còn được gọi là chân chữ O. Đây là hiện tượng khi đứng thẳng chân, khớp gối sẽ nghiêng hẳn vào trong làm cho hai đầu gối không sát được vào nhau hoặc là cẳng chân cong vào trong và có khe ở giữa.

Có một số nguyên nhân khiến cho trẻ bị chân vòng kiềng mà cha mẹ nên lưu ý như:

  • Cha mẹ cho trẻ tập đứng, tập đi quá sớm hoặc là thường xuyên địu trẻ trên lưng.

  • Trẻ bị béo phì, thừa cân nặng, làm cho chân bị quá tải cũng sẽ khiến chân trẻ dễ bị vòng kiềng.

  • Trẻ thiếu vitamin D dẫn đến còi xương, khi trẻ bắt đầu đứng hoặc tập đi lúc này chân phải chịu áp lực của cả cơ thể nên rất dễ bị vòng kiềng.

Như vậy với câu hỏi trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không, có thể khẳng định rằng trẻ bị chân vòng kiềng là do chế độ dinh dưỡng và phương pháp luyện tập, chăm sóc của cha mẹ, chứ không phải là do mẹ đóng bỉm cho con quá sớm hay đóng bỉm cho con nhiều mà gây ra chân vòng kiềng ở trẻ.

Mặc dù đóng bỉm không gây ra chân vòng kiềng nhưng nếu mẹ đóng bỉm cho con sai cách, thì trẻ cũng sẽ có nguy cơ bị rất nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Vì thế cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau đây để sử dụng bỉm cho con một cách đúng cách và an toàn.
vicare.vn-tre-so-sinh-co-bi-chan-vong-kieng-khi-dong-bim-khong-body-1

2. Lưu ý khi đóng bỉm cho trẻ sơ sinh

– Khi mua bỉm, mẹ cần chú ý mua loại có nhãn mác, chọn các loại bỉm có khả năng thấm hút tốt và thấm đều, màng đáy bỉm có dạng vải thoáng khí và hai bên vách chống trào mềm mại để không gây ra vết hằn trên đùi trẻ.

– Bỉm có thiết kế vừa vặn với cơ thể bé, kích thước phù hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé, giúp bé luôn thoải mái khi ngủ và khi vui chơi để mẹ yên tâm làm việc.

– Mẹ nên lưu ý bé gái sẽ thường bị ướt ở giữa tã hoặc là phía sau của tã khi nằm xuống nên mẹ hãy chọn các loại bỉm,có độ dày tập trung ở giữa và phía sau tã. Bé trai khi mặc bỉm thường làm ướt phía trước nên mẹ hãy chọn loại bỉm tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước để nước tiểu không bị tràn ra ngoài tã.
vicare.vn-tre-so-sinh-co-bi-chan-vong-kieng-khi-dong-bim-khong-body-2

3. Có nên đóng bỉm cho trẻ cả ngày?

Nhiều mẹ vì công việc bận rộn hay vì một lý do nào đó đã để trẻ đóng bỉm cả ngày và cho rằng việc đó là hết sức bình thường mà không biết rằng việc đóng bỉm quá lâu sẽ gây ra những bệnh cho trẻ sơ sinh như là hăm, loét, viêm da; nhiễm khuẩn đường tiết niệu; không kiểm soát được việc đi vệ sinh; suy thận và đặc biệt là có thể gây giảm chức năng sinh sản của trẻ sau này.

Vì vậy, các mẹ không nên đóng bỉm cho trẻ cả ngày mà nên lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho trẻ:

  • Chỉ nên đeo bỉm tối đa là 4 – 6 tiếng và thay ngay khi bé đi đại tiện. Khi thay nên lau sạch sẽ vùng bẹn, mông của trẻ bằng nước ấm và chỉ nên đóng bỉm mới khi da trẻ đã khô hẳn.

  • Mỗi ngày nên để bé được thoải mái, không mặc gì vài ba tiếng để da khô thoáng.

  • Nếu có thể, chỉ nên đóng bỉm cho trẻ vào buổi tối. Hạn chế bắt bé phải mặc bỉm vào những ngày nóng.

  • Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày.

Như vậy bài viết trên của HoiBenh đã cung cấp thêm thông tin và giúp bạn trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh có bị chân vòng kiềng khi đóng bỉm không của mình. Hi vọng với bài viết này bạn đọc đã có thêm kiến thức cho mình để yên tâm hơn khi sử dụng các loại bỉm, tã cho con yêu.