Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần làm gì? Đa số các bậc làm cha làm mẹ đều lúng túng trong việc xử lý tình trạng trẻ bị sốt xuất huyết. Nguyên nhân là do các diễn biến của bệnh ngày càng phức tạp, các biến chứng xấu xảy ra liên tục và tỉ lệ các trường hợp sốt xuất huyết bị tử vong là khá cao.

Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần làm gì? Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần làm gì?

Tuy nhiên, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì bệnh sẽ khỏi mà không để lại bất cứ di chứng nào.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Để có thể đi trả lời câu hỏi “trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần làm gì?” thì trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu về dấu hiệu và triệu chứng của bệnh.

Các dấu hiệu thường thấy như trẻ quấy khóc, bỏ bú, giảm cân, sốt cao, cảm giác đau nhức cơ, mệt mỏi, trẻ kém hoạt động, không thích đi lại và chỉ muốn nằm... mà những hiện tượng này xảy ra cùng lúc, nhất là thường sốt thành đợt và xảy ra đột ngột kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Sau khi trẻ sốt khoảng 3 ngày, các nốt ban đỏ như muỗi cắn xuất hiện trên da ở cánh tay, chân, lưng bụng, hiện tượng xuất huyết chân răng.

Ngoài ra, trẻ có nếu bệnh trở nên nặng, trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết thường kèm theo các triệu chứng như đau đầu dữ dội nhất là vùng trán, đau nhãn cầu, đau bụng, buồn nôn, trẻ ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh toát, xuất hiện tình trạng chảy máu cam, chảy máu chân răng, các chỗ tiêm bị thâm, trẻ đi ngoài ra máu...

Bệnh có 3 giai đoạn

- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu tiên, thường kéo dài trong 3 ngày đầu của bệnh. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn này là sốt cao kéo dài, quấy khóc, bú ít, mệt mỏi... Ở giai đoạn này, có thể hạ sốt cho trẻ bằng thuốc paracetomol, không sử dụng thuốc aspirin .

- Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất vì các triệu chứng thường dễ gây nhầm lẫn với sốt ban hoặc sốt mọc răng khiến các bậc cha mẹ thường lơ là. Các biến chứng nguy hiểm nhất với trẻ nếu không kịp thời phát hiện có thể gặp phải như nôn ói nhiều, đau bụng, chân tay lạnh ngắt, co giật... Lúc này, cha mẹ phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị đúng cách và kịp thời.

- Giai đoạn 3: Trên da trẻ lúc này có thể xuất hiện các nốt ban nhỏ li ti gây ngứa ngáy, loại ban này không thể phục hồi nhưng lại không gây nguy hiểm cho trẻ nên các mẹ không cần quá lo lắng.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-sot-xuat-huyet-cha-me-can-lam-gi-body-1

Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần làm gì?

Khi trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần làm gì? Vì hiện nay, chưa có một loại thuốc nào đặc trị để hỗ trợ điều trị bệnh sốt xuất huyết, các thuốc được chỉ định chỉ giúp hỗ trợ điều trị một số các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh đi kèm... nên các bậc cha mẹ thường khá hoang mang.

Cha mẹ cần làm gì?

- Cho trẻ bú bình thường, tốt nhất nên cho trẻ bú nhiều lần 1 ngày, mỗi lần một ít.

- Cho trẻ uống nhiều nước, nếu có dấu hiệu mất nước nên bù nước cho trẻ bằng nước hoa quả và nước điện giải pha theo tỉ lệ như hướng dẫn.

- Nếu trẻ sốt cao hơn 38 độ C thì hãy cho trẻ uống paracetamol theo chỉ định của bác sĩ, tốt nhất nên cho trẻ uống dạng siro, dạng sủi vì vừa dễ uống lại có tác dụng .

- Cho trẻ ăn thêm các thức ăn lỏng, mềm và dễ tiêu hóa.

- Do khi bị sốt xuất huyết, bé sẽ rất mệt mỏi và sức đề kháng giảm nên việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-sot-xuat-huyet-cha-me-can-lam-gi-body-2

- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có màu đỏ sẫm như máu vì điều này sẽ gây khó khăn trong việc xác định xem trẻ có bị đi ngoài ra máu hay xuất huyết dạ dày hay không.

- Tốt nhất là nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, mỏng để dễ dàng tỏa nhiệt ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu môi trường xung quanh quá nhiều muỗi gây bệnh thì nên bôi thuốc chống côn trùng cho bé.

- Khi trẻ được bác sĩ chỉ định hỗ trợ điều trị tại nhà, các mẹ nên theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh của trẻ để các hướng hỗ trợ điều trị thích hợp.

- Nếu trẻ có các biểu hiện như bị nôn, ói nhiều lần và liên tục, có lẫn máu, sốt quá cao, ra mồ hôi liên tục, chân tay lạnh ngắt... hãy nghĩ tới trẻ bị xuất huyết dạ dày.

Xem thêm:

  • 9 biện pháp đơn giản ngừa sốt xuất huyết hữu hiệu
  • Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe mạnh