Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có thể dẫn đến biến chứng gì?

Cảm cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính gây ra bởi virus cúm. Cảm cúm thường mắc phải ở trẻ sơ sinh vì lúc mới sinh ra trẻ sơ sinh có kháng thể kém cho nên các loại virus như cảm cúm, sởi,.. rất dễ xâm nhập. Vậy trẻ sơ sinh cảm cúm có biểu hiện như thế nào? Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có thể dẫn đến những biến chứng gì?

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có thể dẫn đến biến chứng gì? Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có thể dẫn đến biến chứng gì?

Cảm cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính gây ra bởi virus cúm. Cảm cúm thường mắc phải ở trẻ sơ sinh vì lúc mới sinh ra trẻ sơ sinh có kháng thể kém cho nên các loại virus như cảm cúm, sởi,.. rất dễ xâm nhập.

Vậy trẻ sơ sinh cảm cúm có biểu hiện như thế nào? Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có thể dẫn đến những biến chứng gì? Các mẹ hãy tham khảo bài viết này của HoiBenh để tự mình trả lời các câu hỏi trên nhé!

1. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có biểu hiện như thế nào?

Cảm cúm thông thường là một triệu chứng nhiễm virus của đường hô hấp trên mũi và cổ họng của bé. Nghẹt mũi, chảy nước mũi là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm cúm thông thường ở trẻ sơ sinh.

Điều trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh là việc liên quan đến các bước để giảm bớt triệu chứng. Ví dụ như việc cung cấp nhiều nước và giữ ẩm không khí.

Khi trẻ sơ có dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường, các mẹ cần thận trọng và đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để có phác đồ điều trị tốt nhất, bởi vì trẻ sơ sinh cảm cúm có thể có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm thanh khí quản hoặc viêm phổi.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-cam-cum-co-the-dan-den-bien-chung-gi-body-1

Khác với bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, bệnh cảm cúm gây ra các triệu chứng mỏi người, sốt và cực kỳ mệt mỏi.

Do hệ miễn dịch còn non yếu nên trẻ sơ sinh rất hay mắc bệnh, đặc biệt là vào mùa lạnh. Trẻ thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong đó 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm.

Bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm, nhưng tần suất bệnh mắc phải cao nhất là trong khoảng thời gian đầu mùa thu đến cuối mùa xuân.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm?

Thuốc điều trị không hề tốt đối với trẻ sơ sinh, đôi khi còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Các mẹ có thể sử dụng các biện pháp trị cảm cúm nhẹ nhàng hơn cho trẻ mà vẫn bảo đảm an toàn và hiệu quả. Phương pháp này không rút ngắn thời gian ủ bệnh nhưng sẽ giúp bé dễ chịu hơn rất nhiều.

Tắm nước gừng

Mẹ có thể dùng nước gừng tắm cho bé để giữ ấm cho cơ thể. Trong quá trình bé bị cảm cúm, tắm nước gừng có tác dụng hỗ trợ điều trị rất tốt. Bình thường, hằng ngày vào mùa đông tắm nước gừng cho bé cũng có tác dụng phòng bệnh cảm cúm rất tốt.

Mẹ có thể lấy 1 củ gừng rửa sạch, giã nát, cho vào nồi đun sôi lên pha vào nước tắm cho bé. Các mẹ lưu ý nên cho con ngâm một lúc trong chậu tắm sâu lòng đến tận ngực mới hiệu quả.

Thoa dầu vào lòng bàn chân

Khi thấy bé có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi thì mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho con, day day lòng bàn chân mỗi bên một phút, sau đó đi tất vào cho con. Tuy đơn đơn giản nhưng rất hiệu quả trong quá trình phòng và hỗ trợ điều trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-cam-cum-co-the-dan-den-bien-chung-gi-body-2

Cho bé uống húng chanh và hạt chanh nếu thấy trẻ có biểu hiện cảm cúm

Mẹ nên giã nát khoảng 5 lá húng chanh và 5-7 hạt chanh (cho 1 lần uống) sau đó trộn với 5 ml nước, cho vào bát hấp trong vòng 20 phút (mẹ có thể thêm một ít đường phèn để trẻ dễ uống) rồi gạn lấy nước cho trẻ uống ngày 2 lần như vậy. Nếu bé không uống được hạt chanh thì uống lá húng chanh thôi cũng được. Bài thuốc có thể áp dụng cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý

Các mẹ nên tìm cách thông mũi khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi. Vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý. Cách làm này sẽ làm giảm triệu chứng nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bị cảm cúm.

Nhỏ nước muối sinh lý để phòng ngừa, giảm triệu chứng nghẹt mũi.

Nhỏ 3-4 lần/ngày, các mẹ đùng lo nếu bé chưa sổ mũi vì nước muối sinh lý cũng có tác dụng ngừa bệnh. Khi bé bị sổ mũi rồi mẹ có thể tăng 6-7 lần/ngày.

3. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có thể dẫn đến biến chứng gì?

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm biến chứng xảy ra nhiều nhất là sưng phổi

Siêu vi cúm dữ dội hơn các siêu vi cảm, làm tổn thương niêm mạc, lót lòng của ống phổi. Sưng phổi do dính nhiều siêu vi cúm gây ra, hoặc gây các vi trùng luôn sẵn có trong đường hô hấp.

vicare.vn-tre-so-sinh-bi-cam-cum-co-the-dan-den-bien-chung-gi-body-3

Biến chứng nguy hiểm khác là hội chứng Reye ở trẻ em

Hội chứng này hay xảy ra nhiều nhất trong khoảng tuổi từ 6 đến 12, vài ngày sau khi bị cúm. Lúc các triệu chứng cảm cúm của bé có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn, ói, mửa. Sau 1 đến 2 ngày trẻ lờ đờ hoặc mê sảng, giật kinh phong, rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.

Một số các biến chứng khác khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm

- Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)

- Thở khò khè

- Viêm xoang.

Cảm cúm căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng tuyệt đối các mẹ không nên chủ quan. Hãy tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để có cách phòng tránh tốt nhất cho con bạn trong mùa đông này.